Biệt thự 1 tầng có tầng hầm

Biệt thự 1 tầng có tầng hầm được đánh giá là giải pháp tối ưu cho gia chủ sở hữu khu đất nhỏ giúp mở rộng diện tích sử dụng nhưng không làm thay đổi kết cấu của kiến trúc. Tuy nhiên, thiết kế biệt thự 1 tầng đòi hỏi đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp, đội ngũ thi công chuyên nghiệp, có trình độ, kỹ thuật cao, đảm bảo độ vững chãi cho căn nhà. Cùng chiêm ngưỡng những mẫu biệt thự 1 tầng có tầng hầm đẹp, tiện nghi đang được yêu thích nhất hiện nay  do các KTS Akisa thực hiện.

Thiết kế biệt thự nhà vườn mái nhật 1 tầng phong cách tân cổ điển (CĐT: ông Tuấn - Hà Nội) BT12528

  • Chủ đầu tư: ông Tuấn
  • Địa chỉ: Hà Nội
  • Diện tích: 720m2
  • Số tầng: 1 tầng

Thiết kế biệt thự 1 tầng nhà vườn tân cổ điển có tầng hầm (CĐT: ông Điền - Ninh Bình) BT12411

  • Chủ đầu tư: ông Điền
  • Địa chỉ: Ninh Bình
  • Diện tích: 250m2
  • Số tầng: 1 tầng

Mẫu biệt thự 1 tầng kiểu Châu Âu có tầng bán hầm (CĐT: ông Thanh - Phú Thọ) BT12468

  • Chủ đầu tư: ông Thanh
  • Địa chỉ: Phú Thọ
  • Diện tích: 190m2
  • Số tầng: 1 tầng

Biệt thự tân cổ điển 1 tầng có hầm (CĐT: ông Sơn - Thái Bình) BT12523

  • Chủ đầu tư: ông Sơn
  • Địa chỉ: Thái Bình
  • Diện tích: 285m2
  • Số tầng: 1 tầng
NHẬN ƯU ĐÃI & TƯ VẤN

Với hành trình hơn 10 năm thành lập và phát triển, Kiến trúc Akisa tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế, thi công kiến trúc & nội thất trọn gói. Đồng hành cùng quý khách hàng là đội ngũ chuyên gia, KTS "Nhân - Đức - Trí - Tín" và luôn mang trong mình SỨ MỆNH đem đến cho khách hàng những công trình "Đẳng Cấp - Chất Lượng" để góp phần giúp cuộc sống của khách hàng không chỉ SỐNG mà còn là TẬN HƯỞNG. Hãy tận hưởng các ưu đãi để sở hữu ngay một không gian sống và làm việc tiện nghi, hiện đại và đẳng cấp!

  • 🎁 Giảm tới 50% phí thiết kế khi thi công trọn gói

  • 🎁 Miễn phí khảo sát hiện trạng đất/nhà (trực tiếp tận nơi công trình)

  • 🎁 Miễn phí thiết kế cổng và tường rào

  • 🎁 Miễn phí 3D sân vườn tiểu cảnh (<=500m2)

  • 🎁 Hỗ trợ toàn bộ hồ sơ giấy phép xây dựng

  • 🎁 Miễn phí giám sát tại công trình

  • 🎁 Miễn phí tư vấn phong thuỷ

  • 🎁 Tặng video reivew nhà

  • 🎁 Tặng quà tân gia khi thiết kế thi công trọn gói

Đăng ký tư vấn

Sau khi nhận được yêu cầu của Quý khách, tư vấn viên của Akisa sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất

Vì sao biệt thự 1 tầng có hầm ngày càng được ưa chuộng

Biệt thự 1 tầng có hầm không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng không gian, tạo ra sự tiện ích cho căn nhà mà còn tôn lên vẻ đẹp thẩm mỹ, nhưng không làm thay đổi kết cấu kiến trúc của công trình. Cùng tìm hiểu những ưu điểm của biệt thự 1 tầng có hầm giúp lý giải nguyên nhân loại hình biệt thự này ngày càng được các chủ đầu tư ưa chuộng và lựa chọn cho không gian sống của gia đình.

  • Tối ưu diện tích: Tầng hầm cung cấp một không gian bổ sung cho biệt thự, giúp gia đình tận dụng không gian một cách hiệu quả. Tầng hầm có thể bố trí gara xe, phòng giải trí, phòng tập gym, phòng xông hơi, rạp chiếu phim, phòng karaoke, phòng ăn, kho chứa đồ,.... đáp ứng tối đa nhu cầu của gia đình, nhưng vẫn đảm bảo sự thoải mái và tiện nghi, đồng thời tạo ra không gian riêng tư và giải trí trong ngôi nhà.
  • Cách ẩm: việc xây dựng tầng hầm sẽ nâng mặt bằng chung của biệt thự cao lên mang đến không gian thông thoáng, nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên và chống ẩm hiệu quả. Bên cạnh đó, tầng hầm giúp gia tăng độ bền cho công trình và đảm bảo không gian sinh hoạt riêng biệt.
  • Tính riêng tư: gia chủ có thể bố trí nhiều lối di chuyển lên tầng trên đảm bảo sự riêng tư và di chuyển thuận tiện. Ngoài ra, tầng hầm còn gia tăng diện tích sử dụng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thoải mái và riêng tư cho các thành viên trong gia đình.
  • Gia tăng giá trị cho căn nhà: Với việc thiết kế tầng hầm, ngôi nhà trở nên thanh lịch và sang trọng hơn nhờ không gian chức năng rộng rãi và thông thoáng. Diện tích vốn để thiết kế gara được dành cho sân vườn và cảnh quan, mang đến những trải nghiệm lý tưởng cho gia chủ.

biệt thự 1 tầng có tầng hầm

Biệt thự 1 tầng có hầm đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ, công năng, mang tới không gian sống đẳng cấp

Những lưu ý quan trọng thiết kế, thi công biệt thự 1 tầng có tầng hầm

Thi công tầng hầm đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp, đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ và độ bền cho công trình. Để sở hữu biệt thự 1 tầng có tầng hầm sang trọng, tiện nghi, gia chủ nên lưu ý những vấn đề dưới đây khi thiết kế, thi công biệt thự:

Tuân thủ quy định xây dựng tầng hầm

Để xây dựng tầng hầm, gia chủ cần tuân thủ các quy định xây dựng về kỹ thuật, để đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ và an toàn cho công trình. Theo đó: 

Quy định chung

Khi xây dựng tầng hầm trong một biệt thự 1 tầng, có một số quy định chung gia chủ cần tuân thủ để đảm bảo an toàn và chất lượng. Cùng tìm hiểu những quy định chung khi thiết kế tầng hầm các gia chủ tham khảo và thực hiện. 

  • Số tầng hầm: Số lượng tầng hầm trong biệt thự 1 tầng phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của gia chủ. Thông thường, biệt thự 1 tầng chỉ nên xây dựng 1 tầng hầm để bố trí gara xe, phòng giải trí, phòng kỹ thuật, hoặc phòng máy đáp ứng nhu cầu sử dụng và thư giãn của gia đình.
  • Chiều cao tầng hầm: Chiều cao của tầng hầm phụ thuộc vào mục đích sử dụng, chiều cao xe để đáp ứng xe lưu thông lên xuống hầm dễ dàng, thuận tiện. Thông thường, chiều cao tầng hầm cần đảm bảo tối thiểu là 2,2m. Chiều cao tầng bán hầm bằng nửa chiều cao nằm ngang hoặc trên cốt mặt đất đặt công trình.
  • Thiết kế cột, đà trong tầng hầm: Thiết kế cột và đà trong tầng hầm phức tạp và yêu cầu kiến thức chuyên môn, kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp, nhằm đảm bảo tính an toàn và độ bền của tòa nhà. Cột, đà được xây dựng bằng bê tông cốt thép hoặc thép cường độ cao, phụ thuộc vào sự phân bố tải trọng, kích thước của tầng hầm để tính toán kích thước và hình dạng phù hợp.
  • Độ dốc hầm: Theo quy định của Bộ xây dựng, độ dốc hầm an toàn cần đảm bảo không quá 15% đến 20% so với chiều sâu của hầm. Hầm trong biệt thự 1 tầng thường có độ dốc nhẹ giúp đảm bảo sự thuận tiện và an toàn khi di chuyển trong không gian hầm.
  • Nền và vách hầm: Nền và vách hầm đóng vai trò quan trọng để cung cấp sự ổn định, chống thấm nước và bảo vệ hầm khỏi các yếu tố bên ngoài. Để đảm bảo quy định, nền và vách hầm thường được xây dựng bằng bê tông cốt thép với độ dày 20cm, cung cấp độ cứng và chịu lực tốt. Các lớp chống thấm, hệ thống xử lý nước ngầm và các biện pháp chống nứt được sử dụng để bảo vệ hầm khỏi sự xâm nhập của nước và các yếu tố bên ngoài khác.
  • Chiều sâu hầm: Chiều sâu hầm theo quy định phải sâu từ 1,5m trở lên, còn với bán hầm khoảng 1,5m trở lại. Chiều sâu hầm phụ thuộc vào mục đích sử dụng của không gian hầm và các yêu cầu cụ thể của dự án. Ngoài ra, khi xác định chiều sâu hầm, cần cân nhắc các yếu tố như hệ số đàn hồi của đất, nước ngầm, độ sụt lún và yêu cầu kỹ thuật khác để đảm bảo tính an toàn và ổn định cho hầm.

Quy định xây tầng hầm cho nhà phố

Đối với nhà phố có một số quy định về tầng hầm cần phải tuân thủ mà gia chủ cần tuân thủ để đảm bảo an toàn và chất lượng cho công trình như:

  • Ram dốc xuống tầng hầm phải cách ranh giới tối thiểu là 3m.
  • Phần nổi của tầng hầm so với độ cao vỉa hè hiện hữu không được quá 1,2m tính đến sàn tầng trệt.
  • Không được thiết kế tầng hầm có lối lên xuống dành cho ô tô tiếp cận trực tiếp với đường. Đối với nhà ở liền kề có mặt tiền xây dựng giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 6m. 
  • Độ dốc khoảng từ 20 - 25% áp dụng cho những nhà phố ngắn, có diện tích hẹp và không có sân. Với mỗi 1m di chuyển, nền sẽ thấp xuống 25cm.
  • Độ dốc không vượt quá 13% đối với dốc cong và 15% đối với các đường dốc thẳng.

Lựa chọn loại tầng hầm phù hợp

Tùy theo đặc điểm của khu đất và nhu cầu, sở thích của gia chủ để lựa chọn loại tầng hầm phù hợp. Hiện nay, có 2 loại hình thiết kế tầng hầm biệt thự phổ biến là tầng hầm chìm và tầng bán hầm. Cụ thế:

  • Tầng hầm chìm: là tầng được xây dựng nằm hoàn toàn dưới mặt đất, có hơn một nửa độ cao hầm thấp hơn mặt đất. Tầng hầm chìm thường khuất ánh sáng và hạn chế lưu thông không khí, do đó, cần có hệ thống chiếu sáng và thông gió đủ tốt để mang đến trải nghiệm tốt khi sử dụng. Mặc dù vậy, đây vẫn là một lựa chọn lý tưởng để tăng diện tích sàn cho các công trình có hạn chế chiều cao tầng như biệt thự 1 tầng.
  • Tầng bán hầm: Là tầng có hơn một nửa chiều cao nằm trên mặt đất đặt công trình. Thiết kế của tầng bán hầm thường nhô lên khỏi mặt đất để lấy ánh sáng và sự thông thoáng, đóng vai trò như một khối chân đế vững chãi, giúp tôn dáng vẻ cao ráo và uy nghi, vững chãi cho căn biệt thự.

Lưu ý về chống thấm cho tầng hầm

Tầng hầm là thường nằm dưới mặt đất hoặc mặt nước xung quanh, có nguy cơ cao bị nước xâm nhập từ mặt đất hoặc nguồn nước ngầm. Việc chống thấm tầng hầm giúp bảo vệ cấu trúc tầng hầm, ngăn chặn sự hư hỏng do ẩm ướt, thấm nước và mốc nấm và đảm bảo sức khỏe cho môi trường.

Biện pháp chống thấm chủ động

Chống thấm chủ động (còn gọi là chống thấm thuận) là giải pháp được thực hiện ngay cho nền móng và tường chắn trong quá trình thi công xây dựng. Phương pháp này được thực hiện theo của áp lực nước từ mặt ngoài vách hầm, phía dưới lớp bê tông sàn đáy. Các vật liệu chống thấm thuận thường dùng là màng chịu nước, màng chống thấm bitum hoặc màng chống thấm nhựa polyurethane.

Giải pháp thiết kế chống thấm chủ động:

  • Với nền: Lớp bê tông mác, lớp láng vữa xi măng cát chống thấm (dùng vữa mác 80-100 với độ dày 2cm), lớp sơn chống thấm, lớp giấy cao su dày 3- 5mm, bê tông nền yêu cầu phải đặc chắc, đầm kỹ để bê tông không bị lọt nước qua.
  • Với tường từ trong ra ngoài: Cấu tạo các lớp chống thấm cho tường gồm: lớp lát trong, lớp bê tông tường (yêu cầu phải đầm bê tông kỹ để bê tông được nén chặt), lớp trát vữa xi măng có khả năng chống thấm, lớp đất sét dẻo đầm chặt, đất đắp pha cát phủ phía ngoài cùng.

Yêu cầu thi công của biện pháp này:

  • Bê tông tường và nền phải được đầm kỹ, đảm bảo bê tông nén thật chắc chắn. Đối với bê tông tường nên đổ theo lớp, có độ cao khoảng 50cm, cuốn dần lên, không để cốt liệu rơi xuống dưới lớp đổ gây rỗ bê tông là nguyên nhân gây thấm dột sau này.
  • Lớp trát, láng vữa xi măng chống thấm cần được thi công liên lục, tránh thi công đứt đoạn. Nếu có điểm đứt đoạn cần xử lí kĩ chỗ giáp lai giữa các lần trát vữa.
  • Lớp sơn chống thấm phải đảm bảo đủ độ dày thiết kế đảm bảo hiệu quả bảo vệ công trình. Lớp cao su được trải trên lớp sơn sau khi lớp vật liệu chống thấm đã khô, không được làm hư hỏng lớp vật liệu chống thấm phía bên dưới.
  • Lớp đất sét dẻo được đắp chặt chẽ theo chiều ngang của tường, yêu cầu phải đảm bảo độ chắc chắn để ngăn nước thấm thành dòng.
  • Lớp đất đắp phải được thi công nhẹ nhàng không làm tổn hại đến lớp đất sét mới đắp.

Biện pháp chống thấm bị động

Chống thấm bị động (chống thấm ngược) là giải pháp chống thấm được tiến hành khi không thể tiến hành chống thấm từ bên ngoài, phù hợp với những công trình có diện tích thi công chật hẹp, phải làm tường trước khi đào móng. Theo đó, lớp chống thấm nằm ở bên kia lớp bê tông đối diện với nguồn nước gây thấm.

Giải pháp thiết kế chống thấm bị động

  • Nước ngầm thấm qua tường và nền bê tông được thu gom qua các rãnh dẫn nước về hồ thu và bơm lên hệ thống nước thải công cộng.
  • Nước thấm dưới tường lên được hệ thống sàn rỗng dẫn ra rãnh thu nước để về hồ thu. Tường gạch được xây trực tiếp lên phía trên, cách nền bê tông từ 15-20 cm. Phía trên sàn rỗng đổ một lớp bê tông chống thấm dày 6- 8cm. Tại nơi tiếp giáp nền bê tông với tường bê tông trong đất cần đặt thanh cản nước để chắn nước ngầm theo khe thấm lên.

Yêu cầu thi công chống thấm bị động:

  • Đổ bê tông nền có đầm lại để tăng khả năng chống thấm của bê tông. Đặt bằng vật cách nước tại vị trí tiếp giáp nền và tường bê tông sao cho bê tông có thể ngậm vào tường trong đất khoảng 10cm. Đổ bê tông nền xong thì tiến hành ép hồ xi măng tại khe tiếp giáp đường và nền bê tông trước khi làm các phần trên nền.
  • Sau khi thi công xong bê tông nền cần kiểm tra xem nước thấm vào bên trong có chảy thành dòng không. Nếu có phải xử lý ngay bằng cách phun vữa xi măng để đảm bảo nền bê tông không ngấm chảy thành dòng. Sau đó mới tiến hành thi công phần rỗng phía trên.
  • Sàn rỗng được thiết kế dốc dẫn nước thấm ra rãnh thu nước.
  • Lớp bê tông phía trên sàn rỗng cần được đầm lại trong quá trình thi công
  • Tại hồ thu nước cần bố trí máy bơm để hút nước lên phía trên đổ vào hệ thống nước thải công cộng.

Một số lưu ý quan trọng khác

Bên cạnh những lưu ý về chống thấm, gia chủ cần lưu ý thêm những vấn đề dưới đây khi thiết kế tầng hầm:

  • Với những thiết kế biệt thự 1 tầng nằm trên nền đất yếu, tầng hầm như một mảng móng bè giúp chống thấm ngược và nâng đỡ cả căn nhà, tránh tình trạng lún không đều nếu sử dụng móng độc lập.
  • Nên bố trí hệ thống thoát nước ở lối vào tầng hầm để tránh tình trạng nước chảy từ bên ngoài vào và gây ngập nước, đồng thời, trang bị máy bơm để có thể hút nước từ bên trong ra ngoài.
  • Để đảm bảo an toàn chống thấm, nên đúc bê tông cho cả vách hầm (phần chìm dưới đất) để ngăn nước thấm từ bên ngoài vào.
  • Cần đảm bảo không khí thông thoáng trong tầng hầm. Thiết kế giếng trời ở khoảng giữa và sau hầm để đảm bảo sự tuần hoàn không khí và tránh tình trạng hầm bít bùng.
  • Tầng hầm là nơi có nền ẩm thấp nên cần đảm bảo có đủ ánh sáng mặt trời để cung cấp ánh sáng tự nhiên cho không gian. Nếu không đủ ánh sáng tự nhiên, có thể sử dụng đèn điện, gương phản chiếu để tăng cường ánh sáng.
  • Nếu đặt bếp trong tầng hầm thì cần đảm bảo không gian bếp phải cao hơn so với chỗ để xe hoặc nằm tại khoảng thông tầng, giúp đảm bảo an toàn và tránh sự gây hại trong trường hợp có xảy ra sự cố.

Giám sát chặt chẽ quá trình thi công - hoàn thiện

Việc giám sát chặt chẽ quá trình thi công và hoàn thiện đóng vai trò quan trọng đảm bảo tính chính xác, chất lượng và hiệu quả của công trình đồng thời giúp phát hiện sớm và khắc phục kịp thời các vấn đề và sự cố trong quá trình sử dụng tầng hầm. Gia chủ nên hợp tác với các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng để đảm bảo sự giám sát hiệu quả và chất lượng công trình.

Lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công uy tín - chuyên nghiệp

Việc thiết kế và thi công tầng hầm thường yêu cầu kỹ thuật cao và phức tạp, đòi hỏi người thiết kế có năng lực và kinh nghiệm đảm bảo chất lượng công trình, mang đến không gian sống đẳng cấp và an toàn. Do đó, việc lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công uy tín, chuyên nghiệp là vô cùng quan trọng với các chủ đầu tư.

Không chỉ đem đến cho bạn những thiết kế ấn tượng, độc đáo, công năng tối ưu, đơn vị thiết kế, thi công chuyên nghiệp mang đến cho bạn đưa ra những phương án và loại hình tầng hầm phù hợp nhất với điều kiện thực tế khu đất. Đồng thời, luôn cam kết thời gian thi công đúng tiến độ, chất lượng công trình và dự trù chi phí sát nhất với ngân sách đề ra.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư nên chọn các đơn vị thiết kế và thi công trọn gói vì đặc điểm kết cấu thiết kế sẽ phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ thi công. Do đó, nếu cũng một đơn vị thực hiện sẽ đảm bảo được sự nhất quán giữa bản thiết kế và công trình thực tế mang lại một không gian sống sang trọng, đẳng cấp, tiện nghi.

Thiết kế, thi công biệt thự 1 tầng có tầng hầm tại sao chọn Kiến trúc Akisa

Với phương châm "Thiết kế tận tâm – Thi công tận lực" , KT Akisa không ngừng nỗ lực mang đến những đến những thiết kế ấn tượng, độc đáo, dẫn đầu xu thế, khẳng định đẳng cấp riêng của từng gia chủ. 

  • Phong cách thiết kế & phối cảnh 3D đa dạng phong phú, có nhiều phong cách cho khách hàng lựa chọn: cổ điển, tân cổ điển, hiện đại, nhà vườn v.v….
  • AKISA có đội ngũ kiến trúc sư chuyên nghiên cứu và cập nhật  xu hướng mới, nên tất cả các công trình đều được thiết kế sang trọng, thời thượng, không bao giờ lỗi mốt, và mang phong cách riêng.
  • Các công trình đã & đang thực hiện đa dạng về quy mô lẫn mức đầu tư với nhiều kích thước đất & nhiều yêu cầu khác nhau, từ nhỏ 100m2 đến lớn >1000m2, từ mức đầu tư <1 tỷ đến >10 tỷ Akisa đều đã thực hiện. Do vậy, bất kỳ công trình nào cũng có thể tư vấn và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho khách hàng.
  • Đội ngũ thi công chuyên nghiệp, cam kết về tiến độ và chất lượng, và luôn đồng hành cùng khách hàng từ khi thiết kế đến khi hoàn thiện. Do vậy đảm bảo tính đồng nhất từ thiết kế đến thi công.
  • Kinh nghiệm thiết kế & thi công nhiều năm liền, các công trình trải dài từ bắc tới nam.

KIẾN TRÚC AKISA - TOP 10 THƯƠNG HIỆU HÀNG ĐẦU VIỆT NAM 2022

Kiến trúc Akisa nhận giải thưởng TOP 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2022

Xem video lễ trao giải

Quy trình thiết kế biệt thự 1 tầng có tầng hầm

Bước 1: Nắm thông tin căn bản của chủ đầu tư

Để sở hữu một mẫu thiết kế biệt thự 1 tầng có tầng hầm đẹp, quý khách cần cung cấp cho các thông tin sau:

  1. Diện tích đất bạn muốn xây biệt thự.
  2. Phong cách thiết kế biệt thự bạn muốn (Cổ điển, Tân Cổ Điển, Hiện Đại, Mini, Pháp…).
  3. Số phòng bạn dự định cần có trong nhà.
  4. Hướng nhà, màu sắc cho mẫu biệt thự.
  5. Ý tưởng riêng của bạn dành cho ngôi nhà.

Bước 2: Khảo sát diện tích công trình trước khi xây biệt thự

Khi thu thập đầy đủ các thông tin xây biệt thự, Kiến trúc Akisa sẽ sắp xếp gặp mặt khách hàng. Chúng tôi cần khảo sát thực tế diện tích thực hiện công trình biệt thự có tầng hầm của bạn để đưa ra ý tưởng đẹp nhất.

Tại lần gặp này, chúng tôi sẽ giúp chủ đầu tư dễ dàng hình dung căn biệt thự có tầng hầm của mình trong tương lai bằng bản vẽ căn bản. Tư vấn chi tiết về phong thủy theo độ tuổi cũng như sở thích của gia chủ. Từ đó chủ đầu tư dễ dàng xem mẫu căn biệt thự có tầng hầm đẹp của KTS có phù hợp với mong muốn của mình không.

​​Bước 3: Thể hiện ý tưởng của khách hàng qua bản vẽ

Cách 1: Bằng file thuyết trình

Quý khách hàng sẽ dễ dàng hình dung căn biệt thự có tầng hầm của mình chi tiết qua bản thiết kế của Kiến trúc Akisa. Bảng vẽ sẽ có đầy đủ cách chi tiết như số phòng tại từng tầng, diện tình, công năng, chiều cao và cách bố trí phòng ốc. Ngoài ra, Kiến trúc Akisa còn giúp khách hàng dễ hình dung bằng ảnh minh họa. Chúng tôi sẽ thể hiện chi tiết ý tưởng thiết kế biệt thự có tầng hầm từ kiến trúc đến nội thất.

Cách 2: Bằng bản vẽ 2D

Chủ đầu tư dễ dàng hình dung chi tiết từng phòng với diện tích mong muốn. Bản vẽ còn có thể hình dung được cách bố trí sự lưu thông trong mẫu biệt thự có tầng hầm. Theo kinh nghiệm, Kiến trúc Akisa thấy việc này sẽ giúp khách hàng có một căn biệt thự ưng ý và bố trí công năng phù hợp phong thủy và thói quen sử dụng hàng ngày của cả gia đình.

Bước 4: Thiết kế kiến trúc biệt thự có tầng hầm bằng 3D

Sau khi thể hiện ý tưởng và tổng hợp giữa Kiến trúc Akisa và chủ đầu tư. Chúng tôi sẽ lên bản thiết kế kiến trúc biệt thự có tầng hầm 3D chi tiết. Ở bước này, khách hàng cần phải xem xét cực kỳ chi tiết. Vì bản vẽ này sẽ thể hiện hình ảnh mẫu biệt thự có tầng hầm của mình trong tương lai sẽ như thế nào. Nên khách hàng ở giai đoạn này cần phải thẳng thắng chia sẽ những vấn để mình chưa rõ hoặc không ưng ý. KTS sẽ chỉnh sửa và thể hiện một căn biệt thự có tầng hầm đẹp nhất cho chủ đầu tư.

Quy trình thi công biệt thự có tầng hầm

Quy trình thi công một công trình biệt thự có tầng hầm sẽ bao gồm các công tác cơ bản sau:

1. Nhận mặt bằng 

2. Dọn dẹp mặt bằng 

3. Định vị tim trục, cao độ chuẩn, gửi mốc: Định vị chính xác các tim trục, cột nhà theo bản vẽ thiết kế, gửi trên vách nhà liền kề hoặc cọc gửi mốc ngoài công trình.

4. Gia cố nền móng: gồm các hình thức gia cố móng sau

  • Công trình sử dụng ép cọc bê tông hoặc cọc khoan nhồi.
  • Phương án thi công gia cố cừ tràm.
  • Công trình thi công không gia cố nền.

5. Công tác đào móng:

  • Với công trình không có tầng hầm: Cần có phương án thi công đào móng cho các loại công trình khác nhau như Công trình sử dụng ép cọc bê tông hoặc cọc khoan nhồi/ Công trình thiết kế móng băng không gia cố cừ tràm và Công trình thiết kế móng băng có gia cố cừ tràm.
  • Với công trình có tầng hầm: Thực hiện như các bước đào móng với công trình không có tầng hầm như cần chú ý các trường hợp cụ thể như sau: Trường hợp không có công trình xung quanh và trường hợp có công trình liền kề.

6. Công tác đệm cát, phù cừ đã đóng (Chỉ dùng khi thực hiện đóng cọc cừ)

7. Công tác đổ bê tông lót: Công tác này cần phân biệt với các công trình thiết kế dùng móng ép cọc, cọc khoan nhồi/ móng cọc, móng băng không đóng cừ và công trình sử dụng móng cọc, móng băng có đóng cừ.

8. Công tác ván khuôn, xây gạch, dầm móng, giằng, bể nước, bể phốt, hầm thang máy (Đối với thiết kế ép cọc bê tông hoặc cọc khoan nhồi)

9. Công tác đắp đất nền móng, nền nhà (Với công trình có đổ bê tông nền tầng 1)

10. Công tác ván khuôn móng nhà ở dân dụng (Với thiết kế móng cọc, móng băng) 

11. Công tác gia công lắp dựng cốt thép, dầm, giằng móng, nền (Công trình ép cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi).

12. Công tác đổ bê tông móng, dầm móng, giằng móng, bể nước, bể phốt, hầm, thang máy, nền sàn tầng 1 hoặc sàn tầng hầm.

13. Công tác sắt thép - ván khuôn - đổ bê tông cột tầng 1.

14. Công tác xây dựng tường tầng 1.

15. Ván khuôn trần tầng 1 và cầu thang tầng 1 (Trần tầng 1), cầu thang tầng 1.

16. Công tác cốt thép, dầm, sàn tầng 1 (Trần tầng 1), cầu thang tầng 1.

17. Công tác đổ bê tông dầm, sàn, cầu thang.

18. Công tác thi công các tầng trên: thực hiện lần lượt các công tác từ công tác 14- đến 18

19. Công tác láng vữa, chống thấm hoàn thiện sàn mái.

20. Công tác tháo dỡ ván khuôn, sàn các tầng.

21. Công tác hoàn thiện phần xây và trát các các cấu kiến trong ngoài nhà.

22. Công tác lắp đặt khung cửa tùy theo vật liệu cửa để thực hiện lắp khung trước hay sau khi trát tường.

23. Công tác chống thấm sàn vệ sinh.

24. Công tác trát và ốp gạch phòng vệ sinh.

25. Công tác bả, sơn trong, ngoài nhà.

26. Công tác hoàn thiện lát gạch phòng vệ sinh.

27. Quy trình thi công lắp đặt hệ thống điện, hệ thống thông tin.

28. Quy trình thi công hệ thống cấp thoát nước.

29. Công tác lắp đặt lan can các tầng.

30. Công tác lắp đặt nền sàn các tầng.

31. Công tác hoàn thiện cầu thang, lắp đặt cánh cửa các loại.

32. Công tác hoàn thiện tất cả các cấu kiện bằng vữa và bả.

33. Công tác sơn hoàn thiện tường.

34. Công tác hoàn thiện và bàn giao công trình.

Toàn bộ quy trình thi công biệt thự một tàng có tầng hầm gồm 34 công tác trên là công tác hiện thực hóa bản vẽ kỹ thuật thi công phần xây dựng gồm các mục sau:

Hồ sơ thiết kế, thi công biệt thự có tầng hầm

A

HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT THI CÔNG KIẾN TRÚC

I

HỒ SƠ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

1

+ Phối cảnh 3D mặt tiền góc nhìn chính, phụ

Thể hiện hình ảnh mô phỏng công trình sau khi hoàn thiện ở các góc nhìn chính và các góc nhìn phục vụ cho công tác thi công

2

+ Mặt bằng bố trí nội thất các tầng

Thể hiện định hướng bố trí đồ đạc nội thất, trang thiết bị các phòng

3

+ Mặt bằng kỹ thuật thi công các tầng.

Thể hiện kích thước xây tường, cốt hoàn thiện; ghi chú thi công; ký hiệu kết nối thống nhất các bản vẽ

4

+ Các mặt đứng kỹ thuật thi công 

Thể hiện kích thước thi công; ghi chú, chỉ định vật liệu trang trí mặt tiền

5

+ Các mặt cắt kỹ thuật thi công.

Cắt qua các không gian chính, các không gian phức tạp. Thể hiện các thông số cao độ thi công; các ghi chú chỉ định vật liệu cấu tạo các lớp sàn

6

+ Các bản vẽ chi tiết các phòng tắm, vệ sinh

Cách thức ốp lát; kích thước, màu sắc và chủng loại vật liệu ốp lát; bố trí các thiết bị phòng tắm – vệ sinh

7

+ Các bản vẽ chi tiết cầu thang

Gồm mặt bằng thang các tầng, mặt cắt thang, chi tiết ốp lát bậc thang, chi tiết lan can – tay vịn

8

+ Các bản vẽ chi tiết phòng thang máy (nếu có)

Thể hiện kích thước và các thông số phòng thang máy (hố pit, cửa thang, phòng máy…)

9

+ Các bản vẽ chi tiết hệ thống cổng, cửa, vách kính

Gồm mặt đứng, mặt cắt chi tiết từng cửa; thể hiện kích thước phong thủy, kích thước chi tiết gia công lắp dựng; chi tiết nan sắt trang trí – bảo vệ; ghi chú các thông số kỹ thuật hoàn thiện

10

+ Các bản vẽ chi tiết hệ thống ban công, sảnh 

Gồm các bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt chi tiết từng ban công; chi tiết cấu tạo lan can – tay vịn; các chi tiết trang trí; thoát nước ban công…

11

+ Các bản vẽ chi tiết trang trí mặt đứng

Gồm các bản vẽ cấu tạo các chi tiết trang trí mặt tiền; ghi chú vật liệu sử dụng.

12

+ Các bản vẽ chi tiết Cổng, tường rào (nếu có)

Bao gồm các bản vẽ chi tiết kiến trúc, kết cấu trụ Cổng, tường rào.

13

+ Các bản vẽ chi tiết kiến trúc đặc thù từng công trình

Gồm các bản vẽ chi tiết kích thước, ghi chú vật liệu sử dụng ….

II

HỒ SƠ THIẾT KẾ KẾT CẤU

1

+ Thuyết minh kết cấu

Các nguyên tắc, tiêu chuẩn chuyên ngành về kết cấu: cường độ vật liệu, mác betong, quy cách gia công cốt thép, các khoảng cách bảo vệ cốt thép…

2

+ Mặt bằng kết cấu móng

Thể hiện giải pháp móng lựa chọn, kích thước các cấu kiện cấu tạo móng; ký hiệu cấu kiện

3

+ Mặt bằng, mặt cắt chi tiết cấu tạo móng

Gồm các bản vẽ thể hiện cách thức bố trí thép, đường kích các loại thép của từng cấu kiện (đài móng – bè móng, dầm – giằng móng, giằng chân tường…)

4

+ Mặt bằng định vị chân cột

Định vị vị trí các cột, thể hiện cách thức bố trí thép chân cột, đường kính các loại thép

5

+ Các bản vẽ chi tiết cấu tạo bể phốt, bể nước ngầm

Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt chi tiết các bể; bố trí thép 

6

+ Các bản vẽ thống kê thép móng, cổ cột, bể phốt, bể nước ngầm

Thống kê cụ thể từng loại thép cho từng cấu kiện

7

+ Các bản vẽ chi tiết cột, mặt bằng, mặt cắt các loại cột

Mặt cắt dọc, mặt cắt ngang từng loại cột; thể hiện số lượng, đường kính cốt thép; cách thức bố trí

8

+ Các bản vẽ thống kê thép cột

Thống kê cụ thể từng loại thép cho từng cấu kiện

9

+ Mặt bằng kết cấu các tầng

Thể hiện hệ thống dầm chịu lực của các tầng; ký hiệu từng loại dầm; kích thước từng loại dầm; các vị trí âm sàn; cốt cao độ các sàn

10

+ Các bản vẽ chi tiết từng cấu kiện dầm

Mặt cắt dọc, mặt cắt ngang từng cấu kiện dầm; thể hiện số lượng, đường kính, cách thức bố trí từng loại thép.

11

+ Mặt bằng bố trí thép sàn các tầng, mái (lớp dưới)

Bố trí thép lớp dưới của các sàn các tầng; thể hiện đường kính, khoảng cách bố trí cốt thép

12

+ Mặt bằng bố trí thép sàn các tầng, mái (lớp trên)

Bố trí thép lớp trên của các sàn các tầng; thể hiện đường kính, khoảng cách bố trí cốt thép

13

+ Các bản vẽ thống kê thép sàn các tầng

Thống kê cụ thể từng loại thép cho từng sàn

14

+ Các bản vẽ kết cấu cầu thang bộ, thang máy (nếu có)

Thể hiện cách thức bố trí thép cho cầu thang; đường kính, số lượng, quy cách bố trí…

15

+ Các bản vẽ kết cấu các phần sảnh, mái trang trí (nếu có)

Thể hiện cấu tạo phần bê tông, phần xây; phần sắt thép cấu tạo từng cấu kiện

16

+ Các bản vẽ kết cấu các cấu kiện đặc thù, lanh tô cửa, cổng

Thể hiện cấu tạo các phần bê tông, phần xây; phần sắt thép cấu tạo từng cấu kiện

III

HỒ SƠ THIẾT KẾ ĐIỆN

1

+ Mặt bằng cấp điện chiếu sáng các tầng

Thể hiện cách thức đi dây, vị trí các loại đèn chiếu sáng, bố trí công tắc cho từng đèn

2

+ Mặt bằng cấp điện động lực các tầng

Thể hiện cách thức đi dây, vị trí các ổ cắm, điều hòa, bình nóng lạnh…

3

+ Sơ đồ nguyên lý cấp điện toàn nhà

 

4

+ Bảng tổng hợp vật tư thiết bị điện toàn nhà

Thống kê số lượng, tiết diện dây dẫn, công suất thiết bị, loại vật tư thiết bị điện

5

+ Mặt bằng cáp thông tin liên lạc các tầng (truyền hình, internet, điện thoại)

Thể hiện cách thức đi dây, vị trí đầu đấu nối truyền hình, internet, điện thoại của từng tầng

6

+ Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện nhẹ

 

7

+ Bảng tổng hợp vật tư cáp thông tin liên lạc toàn nhà

Thống kê số lượng dây dẫn, thiết bị, loại vật tư thiết bị thông tin liên lạc

8

+ Mặt bằng camera điều khiển, báo cháy, báo động…(nếu có)

Thể hiện ví trí bố trí, cách thức đi dây đấu nối các thiết bị 

9

+ Các bản vẽ chi tiết hệ thống chống sét, thống kê vật tư 

Thể hiện vị trí định vị kim thu sét, hệ thống dây truyền dẫn thép, hệ thống cọc tiếp địa…

10

+ Mặt bằng cấp điện ngoài nhà (sân, cổng, tường rào…)

Thể hiện chi tiết điện chiếu sáng cho sân vườn, cổng, tường rào.

IV

HỒ SƠ THIẾT KẾ CẤP THOÁT NƯỚC

1

+ Mặt bằng cấp nước sinh hoạt các tầng

Thể hiện đường cấp nước từ bể cấp nước tới các khu vực sử dụng nước; chủng loại, tiết diện đường ống dẫn nước

2

+ Mặt bằng thoát nước các tầng, mái

Thể hiện đường thoát nước từ mái, ban công, các phòng tắm, vệ sinh, nhà bếp…; chủng loại, tiết diện đường ống thoát nước…

3

+ Các bản vẽ chi tiết cấp thoát nước khu vực tắm, vệ sinh…

Thể hiện chi tiết đường cấp – thoát nước cho từng phòng tắm, vệ sinh; đường kính đường ống, độ dốc tiêu chuẩn, vị trí đấu nối…

4

+ Sơ đồ không gian cấp thoát nước khu vực tắm, vệ sinh…

Thể hiện sơ đồ nguyên tắc cấp thoát nước của từng phòng tắm, vệ sinh kết nối với hệ thống cấp thoát chung của toàn nhà

5

+ Các bản vẽ chi tiết cấu tạo, đấu nối các thiết bị cấp thoát nước

Thể hiện chi tiết lắp ráp, đấu nối các thiết bị cấp thoát nước

6



+ Các bản vẽ thống kê vật tư cấp thoát nước

Thống kê số lượng, đường kính đường ống, các loại vật tư thiết bị cấp thoát nước

Quy trình thi công, trang trí nội thất biệt thự có tầng hầm

Với phần thi công nội thất, các hạng mục thực hiện đan xen và song song với nhau, do đó cần có sự linh hoạt kết hợp và xử lý nhanh theo thực tế thi công cơ bản sẽ gồm các hạng mục như sau:

  • Hạng mục trần thạch cao
  • Hạng mục đá ốp lát (ốp mặt tiền, ốp sảnh tam cấp, đá ốp lát nội thất như nền sàn - ốp diện tường trang trí - mặt bếp - bar…)
  • Hạng mục vách tắm kính, xông hơi
  • Hạng mục sắt nghệ thuật trang trí và nhôm đúc
  • Hạng mục đồ nội thất gồm đồ nội thất liền tường các đồ nội thất rời
  • Hạng mục phào chỉ trang trí
  • Hạng mục rèm cửa
  • Hạng mục điều hòa không khí
  • ….

Hồ sơ thiết kế thi công nội thất biệt thự có tầng hầm

B

HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT THI CÔNG NỘI THẤT

I

NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ KHÔNG GIAN NỘI THẤT

1

+ Phối cảnh 3D nội thất từng phòng, từng không gian 

Thể hiện hình ảnh mô phỏng các phòng sau khi hoàn thiện nội thất. Mỗi phòng có từ 2 góc nhìn trở lên

2

+ Mặt bằng kỹ thuật thi công nội thất các tầng 

Thể hiện kích thước định vị các yếu tố trang trí, định vị các đồ đạc nội thất, thiết bị, ghi chú ký hiệu các vật dụng

3

+ Mặt bằng lát sàn các tầng 

Kiểu cách ốp, lát; kích thước, màu sắc, chủng loại vật liệu

4

+ Mặt bằng trần, đèn trang trí các tầng 

Cách thức trang trí trần và đèn các phòng; thể hiện kích thước thi công và định vị vị trí đèn trang trí

5

+ Các mặt cắt kỹ thuật thi công nội thất 

Thể hiện chi tiết các diện trang trí, kích thước thi công; ghi chú, chỉ định vật liệu trang trí nội thất

6

+ Các bản vẽ chi tiết các phòng tắm, vệ sinh (nếu có)

Cách thức ốp lát; kích thước, màu sắc và chủng loại vật liệu ốp lát; bố trí các thiết bị phòng tắm – vệ sinh

7

+ Các bản vẽ chi tiết cầu thang (nếu có)

Gồm mặt bằng thang các tầng, mặt cắt thang, chi tiết ốp lát bậc thang, chi tiết lan can – tay vịn

8

+ Các bản vẽ chi tiết hệ thống cửa, vách kính, nan sắt trang trí, rèm…(nếu có)

Gồm mặt đứng, mặt cắt chi tiết từng cửa; thể hiện kích thước phong thủy, kích thước chi tiết gia công lắp dựng; chi tiết nan sắt trang trí – bảo vệ; ghi chú các thông số kỹ thuật hoàn thiện

9

+ Bản vẽ chi tiết cấu tạo các đồ đạc nội thất 

Bổ kỹ thuật thi công các đồ đạc nội thất (Bản, ghế, giường, tủ, vật dụng trang trí…hoặc lựa chọn kiểu cách đối với các vật dụng thiết bị mua sẵn)

II

NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ ĐIỆN NỘI THẤT

1

+ Mặt bằng cấp điện chiếu sáng các tầng

Thể hiện cách thức đi dây, vị trí các loại đèn chiếu sáng, bố trí công tắc cho từng đèn

2

+ Mặt bằng cấp điện động lực các tầng

Thể hiện cách thức đi dây, vị trí các ổ cắm, điều hòa, bình nóng lạnh…

3

+ Bảng tổng hợp vật tư thiết bị điện nội thất

Thống kê số lượng, tiết diện dây dẫn, công suất thiết bị, loại vật tư thiết bị điện

4

+ Mặt bằng cáp thông tin liên lạc các tầng (truyền hình, internet, điện thoại)

Thể hiện cách thức đi dây, vị trí đầu đấu nối truyền hình, internet, điện thoại của từng tầng

5

+ Bảng tổng hợp vật tư cáp thông tin liên lạc toàn nhà

Thống kê số lượng dây dẫn, thiết bị, loại vật tư thiết bị thông tin liên lạc

6

+ Mặt bằng camera điều khiển, báo cháy, báo động…(nếu có)

Thể hiện ví trí bố trí, cách thức đi dây đấu nối các thiết bị 

C

HỒ SƠ XIN CẤP PHÉP XÂY DỰNG (NẾU CẦN)

D

NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ SÂN VƯỜN

1

+ Mặt bằng bố trí tổng quan sân vườn

Thể hiện định hướng bố trí sân vườn: tiểu cảnh, cây xanh, chòi nghỉ, gara, ao hồ…

2

+ Phối cảnh 3D sân vườn

Thể hiện hình ảnh mô phỏng công trình sau khi hoàn thiện ở các góc nhìn chính và các góc nhìn phục vụ cho công tác thi công

3

+ Các bản vẽ chi tiết chòi nghỉ, lát nền, tiểu cảnh…sân vườn

Gồm các bản vẽ chi tiết kích thước, vị trí, ghi chú vật liệu sử dụng ….

4

+ Hồ sơ kỹ thuật thi công cấp điện ngoài nhà (sân, cổng, tường rào…)

Thể hiện chi tiết điện chiếu sáng cho sân vườn, cổng, tường rào.

5

+ Hồ sơ kỹ thuật thi công cấp thoát nước sân vườn

Thể hiện đường cấp nước từ bể cấp nước tới các khu vực sử dụng nước; chủng loại, tiết diện đường ống dẫn nước

6

+ Các bản vẽ chi tiết Cổng, tường rào 

Bao gồm các bản vẽ chi tiết kiến trúc, kết cấu trụ Cổng, tường rào.

Khám phá những mẫu nhà biệt thự 1 tầng đang được ưa chuộng nhất hiện nay

Với những ưu điểm nổi bật, biệt thự 1 tầng có hầm ngày càng được các chủ đầu tư yêu thích và lựa chọn. Cùng khám phá những mẫu biệt thự 1 tầng đang được ưa chuộng nhất hiện nay do các KTS Akisa thiết kế và kiến tạo nên, giúp gia chủ có ý tưởng thiết kế cho không gian sống của gia đình.

Thiết kế biệt thự 1 tầng có tầng hầm để rượu phong cách tân cổ điển (CĐT: ông Tuấn - Hà Nội) BT12528

Thiết kế biệt thự 1 tầng có hầm đẹp tinh tế tại Sóc Sơn - Hà Nội

Thiết kế biệt thự 1 tầng có hầm đẹp tinh tế tại Sóc Sơn - Hà Nội

Tầng hầm giúp gia tăng diện tích sử dụng nhưng vẫn đảm bảo vẻ đẹp ngoại thất tinh tế

Tầng hầm giúp gia tăng diện tích sử dụng nhưng vẫn đảm bảo vẻ đẹp ngoại thất tinh tế

Phòng ăn sang trọng được bố trí tại tầng hầm mang đến vẻ đẹp xa hoa, lộng lẫy

Phòng ăn sang trọng được bố trí tại tầng hầm mang đến vẻ đẹp xa hoa, lộng lẫy

Yêu thích vẻ đẹp truyền thống và sự kết nối các thành viên trong gia đình, biệt thự 1 tầng tân cổ điển là sự lựa chọn hoàn hảo cho gia đình ông Tuấn tại Hà Nội. Biệt thự nổi bật với bố cục đăng đối, cân xứng, các đường nét phào chỉ nhỏ nhắn, mang đến diện mạo trang nhã, cuốn hút. Bên cạnh đó, không gian chức năng được bố trí khoa học, hợp lý, đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình. Tại tầng hầm, bố trí gara xe rộng rãi, 1 phòng karaoke và 1 hầm rượu phục vụ nhu cầu thư giãn, giải trí của gia đình.

Thiết kế biệt thự 1 tầng nhà vườn tân cổ điển có tầng hầm (CĐT: ông Điền - Ninh Bình) BT12411

Thiết kế biệt thự 1 tầng có hầm tại Ninh Bình

Thiết kế biệt thự 1 tầng có hầm tại Ninh Bình

Tầng bán hầm tạo thành khối chân đế vững chãi giúp tôn lên dáng vẻ cao ráo cho công trình

Tầng bán hầm tạo thành khối chân đế vững chãi giúp tôn lên dáng vẻ cao ráo cho công trình

Gara xe rộng rãi, thông thoáng tạo sự di chuyển thuận tiện

Gara xe rộng rãi, thông thoáng tạo sự di chuyển thuận tiện

Với lợi thế khu đất tiếp giáp 2 mặt tiền, mẫu biệt thự 1 tầng tân cổ điển của gia đình ông Điền phô diễn trọn vẹn vẻ đẹp sang trọng, tinh tế, các đường phào chỉ nhỏ nhắn, kẻ lõm theo phân vị ngang tạo điểm nhấn ấn tượng. Tầng bán hầm rộng rãi thông thoáng, chan hòa ánh sáng với hệ cửa sổ lớn giúp điều hòa không khí và tối ưu ánh sáng cho không gian sử dụng. Tại đây, gia chủ bố trí gara xe, phòng bếp, nhà ăn, phòng karaoke và phòng chứa đồ góp phần gia tăng diện tích sử dụng cho gia đình.

Mẫu biệt thự 1 tầng kiểu Châu Âu có tầng bán hầm (CĐT: ông Thanh - Phú Thọ) BT12468

Thiết kế biệt thự 1 tầng có tầng hầm tại Phú Thọ

Thiết kế biệt thự 1 tầng có tầng hầm tại Phú Thọ

Hệ cột và phào chỉ là điểm nhấn của biệt thự 1 tầng tân cổ điển

Hệ cột và phào chỉ là điểm nhấn của biệt thự 1 tầng tân cổ điển

Phòng karaoke bố trí tại tầng hầm đáp ứng nhu cầu thư giãn, giải trí của gia chủ

Phòng karaoke bố trí tại tầng hầm đáp ứng nhu cầu thư giãn, giải trí của gia chủ

Sở hữu khu đất có diện tích 150m2, biệt thự 1 tầng tân cổ điển chinh phục gia chủ bởi vẻ đẹp ngoại thất tinh tế, công năng tối ưu mang lại cuộc sống thoải mái cho gia đình. Với thiết kế 1 tầng công năng, các không gian sinh hoạt tập trung, gắn kết các thành viên trong gia đình. Tầng hầm bố trí phòng karaoke, kho chứa đồ góp phần gia tăng diện tích sử dụng nhưng không làm thay đổi kết cấu ngôi nhà.

Biệt thự tân cổ điển 1 tầng có hầm (CĐT: ông Sơn - Thái Bình) BT12523

Thiết kế biệt thự 1 tầng tân cổ điển có tầng hầm tiện nghi tại Thái Bình

Thiết kế biệt thự 1 tầng tân cổ điển có tầng hầm tiện nghi tại Thái Bình

Tầng hầm nổi tạo thành khối đế vững chãi mang đến dáng vẻ ngoại thất bề thế, đồ sộ

Tầng hầm nổi tạo thành khối đế vững chãi mang đến dáng vẻ ngoại thất bề thế, đồ sộ

Đáp ứng nhu cầu của gia chủ về một không gian sống thoải mái, tiện nghi, biệt thự 1 tầng có hầm sở hữu ngoại thất sang trọng, độc đáo, nội thất hiện đại, công năng tối ưu. Tầng hầm được ốp đá rối màu đậm, tạo khối đế vững chãi giúp nâng cao dáng vẻ ngoại thất của công trình. Tầng hầm bố trí phòng sinh hoạt chung, bếp và nhà ăn, 1 phòng ngủ, kho chứa đồ phục vụ nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình.

Hình ảnh thực tế biệt thự 1 tầng có hầm

Dưới đây, Akisa giới thiệu những mẫu biệt thự 1 tầng có hầm đã hoàn thành do các KTS Akisa thực hiện giúp gia chủ có đánh giá thực tế và lựa chọn phù hợp cho tổ ấm của gia đình.

Hình ảnh hoàn thiện kiến trúc Biệt thự 1 tầng tại Ninh Bình (CĐT:ông Điền) TC12411-HTKT

 

Hình ảnh thi công thực tế biệt thự 1 tầng tân cổ điển tại Ninh Bình

Hình ảnh thi công thực tế biệt thự 1 tầng tân cổ điển tại Ninh Bình

Bố cục cân đối hài hòa, các chi tiết phào chỉ nhỏ nhắn tỉ mỉ tạo nên vẻ đẹp ấn tượng cho công trình

Bố cục cân đối hài hòa, các chi tiết phào chỉ nhỏ nhắn tỉ mỉ tạo nên vẻ đẹp ấn tượng cho công trình

Tầng bán hầm ốp đá rối tạo khối đế vững chãi cho căn nhà

Tầng bán hầm ốp đá rối tạo khối đế vững chãi cho căn nhà

Căn biệt thự 1 tầng tân cổ điển của gia đình ông Điền có hình khối vuông vắn, gọn gàng với thiết kế tầng bán hầm bên dưới, tạo cảm giác uy nghi, vững chãi. Tầng bán hầm với diện tích 250m2/sàn được bố trí làm phòng sinh hoạt chung và phòng ăn vô cùng rộng rãi và thông thoáng, góp phần gia tăng diện tích sử dụng nhưng vẫn đảm bảo sự gắn kết các thành viên trong gia đình.

Trên đây là tổng hợp những mẫu biệt thự 1 tầng có tầng hầm được ưa chuộng hiện nay do các kiến trúc sư Akisa thiết kế và kiến tạo, hy vọng cung cấp những thông tin hữu ích giúp gia chủ có thể lựa chọn được mẫu thiết kế ưng ý và phù hợp nhất cho không gian sống của gia đình. Nếu quý khách hàng có nhu cầu thiết kế thi công biệt thự 1 tầng có tầng hầm quý khách xin vui lòng liên hệ Akisa qua hotline 0966 885 000 | 0938 355 000.

KTS.Nguyễn Thành Tuân
KTS.Nguyễn Thành Tuân

Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng là yếu tố sống còn của Kiến trúc Akisa. Luôn không ngừng phát triển về con người và dịch vụ góp phần đem lại cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối. Lấy Tín - Đức là ánh sáng dẫn đường cho mọi hoạt động, Akisa cam kết là người bạn đồng hành của Quý khách hàng trong mọi sản phẩm. XEM TIỂU SỬ