Phân loại tầng hầm
Theo quy tắc phân loại, phân cấp công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật do Bộ xây dựng ban hành thì tầng hầm gồm 2 loại phổ biến là tầng hầm chìm và tầng bán hầm. Cụ thế:
- Tầng hầm chìm: là tầng được xây dựng nằm hoàn toàn dưới mặt đất đặt công trình. Do đặt sâu dưới mặt đất nên tầng hầm chìm thường khuất ánh sáng và hạn chế lưu thông không khí đòi hỏi hệ thống chiếu sáng và thông gió đủ tốt để mang đến trải nghiệm tốt khi sử dụng. Tuy nhiên, đây là sự lựa chọn lý tưởng giúp tăng diện tích sàn dành cho những công trình bị hạn chế chiều cao tầng.
Tầng hầm chìm giúp gia tăng diện tích sử dụng nhưng không làm thay đổi kết cấu ngoại thất của công trình
- Tầng bán hầm: Là tầng có hơn một nửa chiều cao nằm trên mặt đất đặt công trình. Với thiết kế nhô lên khỏi mặt đất để lấy ánh sáng và sự thông thoáng, tầng bán hầm còn đóng vai trò như một khối chân đế vững chãi, giúp tôn dáng vẻ cao ráo và thanh thoát cho căn biệt thự.
Thiết kế tầng bán hầm tạo khối đế vững chãi, tôn lên dáng vẻ cao ráo cho công trình biệt thự 1 tầng
Ưu điểm và nhược điểm của tầng hầm
Tầng hầm mang lại nhiều lợi ích về thẩm mỹ, công năng, được xem như là một không gian tiện ích cho ngôi nhà. Cùng điểm qua những ưu nhược điểm của tầng hầm để gia chủ có những lựa chọn phù hợp cho không gian sống của gia đình.
Ưu điểm biệt thự có tầng hầm
Một số lợi ích khi thiết kế biệt thự có tầng hầm:
- Tối ưu diện tích: tầng hầm là một giải pháp hoàn hảo để tối ưu diện tích sử dụng làm gara để xe, kho chứa đồ, hầm rượu, phòng giải trí, phòng ăn,... đáp ứng tối đa nhu cầu của gia đình, mở rộng diện tích sử dụng nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.
- Cách ẩm: việc xây dựng tầng hầm sẽ nâng mặt bằng chung của biệt thự cao lên giúp căn nhà thông thoáng, đón được nhiều ánh sáng và chống ẩm hiệu quả cho những tầng phía trên. Bên cạnh đó, tầng hầm giúp gia tăng độ bền cho công trình đồng thời đảm bảo không gian sinh hoạt riêng biệt.
- Tính riêng tư: gia chủ có thể bố trí nhiều lối di chuyển lên tầng trên đảm bảo sự riêng tư và di chuyển thuận tiện.
- Gia tăng giá trị cho căn nhà: Với thiết kế tầng hầm, căn nhà trở nên sang trọng hơn bởi không gian chức năng rộng rãi, thông thoáng. Diện tích vốn để thiết kế gara được dành cho sân vườn và cảnh quan, mang đến những trải nghiệm lý tưởng cho gia chủ.
Biệt thự có tầng hầm đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ, công năng cho gia đình
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, gia chủ cần lưu ý những mặt hạn chế dưới đây của tầng hầm để có những phương án thiết kế, thi công phù hợp:
- Chi phí lớn: thi công tầng hầm đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp, thời gian thi công dài, vật liệu xây dựng tốt, do đó chi phí xây dựng thường cao hơn khoảng 150% so với làm sàn không có hầm. Bên cạnh đó, làm hầm càng sâu thì chi phí càng cao do toàn bộ tường sàn hầm phải đổ bê tông và chống thấm.
- Đảm bảo kỹ thuật thi công: Thi công tầng hầm cần phải tuân thủ nhiều quy định, đảm bảo kỹ thuật thi công vì việc đào sâu dưới lòng đất có thể làm ảnh hưởng đến độ chắc chắn, vững chãi của công trình. Ngoài ra, có thể gây nên tình trạng sụp lún những nhà xung quanh.
- Không phải ngôi nhà nào cũng xây hầm được: những ngôi nhà có diện tích xây dựng nhỏ, chiều dài không đảm bảo thì không nên làm tầng hầm vì khó làm ram dốc cũng như không khai thác hiệu quả tối đa của tầng hầm.
Thiết kế biệt thự có tầng hầm đòi hỏi chi phí lớn, đội ngũ thi công chuyên nghiệp, có trình độ, kỹ thuật cao
Quy định xây tầng hầm
Tầng hầm là trụ cột vững chắc đặt nền móng cho cả một công trình, đảm bảo tuổi thọ và chất lượng công trình được lâu bền, trường tồn cùng thời gian. Do đó, khi xây dựng tầng hầm, gia chủ nên tuân thủ những quy định dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất cho công trình của mình:
Quy định chung
Một số quy định chung gia chủ cần chú ý khi xây dựng tầng hầm như:
- Số tầng hầm: Tùy theo từng mục đích sử dụng mà có thể thiết kế số tầng hầm phù hợp. Theo quy chuẩn của Bộ xây dựng, chiều sâu của tầng hầm không quá 5 tầng. Thông thường những công trình có diện tích lớn như trung tâm thương mại xây từ 2 đến 3 tầng hầm phục vụ mục đích để xe. Đối với xây dựng nhà ở thì xây dựng 1 tầng hầm.
- Chiều cao tầng hầm: Theo quy định của Bộ Xây Dựng, chiều cao của 1 tầng hầm tối thiểu là 2,2m. Chiều cao độ dốc của đường hầm cũng phải tương ứng tối thiểu là 2,2m để đảm bảo các phương tiện di chuyển lên xuống hầm dễ dàng, thuận tiện.
- Chiều sâu hầm: Chiều sâu hầm theo quy định phải từ 1,5m trở lên, còn với tầng bán hầm thì độ sâu khoảng 1,5m trở lại so với mặt đất tự nhiên. Chiều sâu đào cho đến đáy móng là 3m để đảm bảo độ thông khí và ánh sáng cho tầng hầm.
- Độ dốc hầm: Độ dốc hầm an toàn cần đảm bảo không quá 15% - 20% so với chiều sâu của hầm tính từ mép cửa hầm vuông góc với mặt dốc. Việc tuân thủ đúng quy định về độ dốc tầng hầm giúp đảm bảo cho phương tiện lưu thông an toàn, tránh trường hợp ô tô gầm thấp dễ bị chạm gầm khi xe lên xuống hầm.
- Thiết kế cột, đà trong tầng hầm: Nếu tầng hầm có nhiều đà thì sẽ làm giảm độ cao xuống 20 - 30cm, khiến cho tầng hầm bị bít và bí, phương tiện khó lưu thông. Do đó, gia chủ cần lưu ý đến quá trình thiết kế cột, đà trong tầng hầm đảm bảo sự thoải mái cho người sử dụng.
- Nền và vách hầm: Để đảm bảo quy định, nền và vách hầm đều phải đổ bê tông cốt thép với độ dày 20cm để tránh nước ngầm hoặc nước thải từ các nhà lân cận thấm vào. Công đoạn chống thấm cần phải được xử lý kỹ và đúng kỹ thuật thì mới có thể thoát nước thải ra đường ống công cộng.
Gia chủ cần tuân thủ quy định chung khi xây dựng tầng hầm để đảm bảo an toàn và thuận tiện
Quy định xây tầng hầm cho nhà phố
Đối với nhà phố có một số quy định về xây tầng hầm gia chủ cần phải tuân thủ để đảm bảo an toàn và chất lượng cho công trình như:
- Vị trí đường xuống tầng hầm (ram dốc) phải cách ranh lộ giới tối thiểu là 3m.
- Phần nổi của tầng hầm (tính đến sàn tầng trệt) so với độ cao vỉa hè hiện hữu ổn định không được quá 1,2m.
- Đối với nhà ở liền kề có mặt tiền xây dựng giáp với đường lộ giới nhỏ hơn 6m, không được thiết kế tầng hầm có lối lên xuống dành cho ô tô tiếp cận trực tiếp với đường.
- Với những nhà phố ngắn, có diện tích hẹp và không có sân, độ dốc quy định khoảng từ 20 – 25%. Thông thường cứ vào 1m chiều dài trong hầm thì nền sẽ thấp xuống 25cm.
- Độ dốc không vượt quá 13% đối với dốc cong và 15% với các đường dốc thẳng.
Những lưu ý quan trọng khi thiết kế, thi công biệt thự có tầng hầm để xe
Để sở hữu công trình biệt thự có tầng hầm sang trọng, đẳng cấp, đảm bảo về chất lượng, thẩm mỹ, công năng, gia chủ nên lưu ý những vấn đề dưới đây khi thiết kế, thi công biệt thự:
Lưu ý về chống thấm cho tầng hầm
Tầng hầm là nền móng của công trình nên thường phải chịu áp lực lớn, khả năng bị thấm cao, dễ làm hư hỏng những hàng hóa, đồ đạc được cất giữ hoặc gây hư hại, cháy nổ xe cũng như làm giảm sự kiên cố của ngôi nhà, tiềm ẩn nguy hiểm cho gia đình.
Biện pháp chống thấm chủ động
Chống thấm chủ động (còn gọi là chống thấm thuận) là giải pháp được thực hiện ngay cho nền móng và tường chắn trong quá trình thi công xây dựng. Phương pháp này được thực hiện theo hướng từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên theo đúng kết cấu của công trình
Giải pháp thiết kế chống thấm chủ động:
- Với nền: Lớp bê tông lót mác, lớp láng vữa xi măng cát chống thấm (dùng vữa mác 80-100 với độ dày 2cm), lớp sơn chống thấm, lớp giấy cao su 3-5mm, bê tông nền yêu cầu phải đặc chắc, đầm kỹ để bê tông không bị lọt nước qua.
- Với tường từ trong ra ngoài: Cấu tạo các lớp chống thấm cho tường gồm: lớp lát trong, lớp bê tông tường (yêu cầu phải đầm bê tông kỹ để bê tông được nén chặt), lớp trát vữa xi măng có khả năng chống thấm, lớp đất sét dẻo đầm chặt, đất đắp pha cát phủ phía ngoài cùng.
Yêu cầu thi công của biện pháp này:
- Bê tông tường và nền phải được đầm kỹ, đảm bảo bê tông nén thật chắc chắn. Đối với bê tông tường nên đổ theo lớp, có độ cao khoảng 50cm, cuốn dần lên, không để cốt liệu rơi xuống dưới lớp đổ gây rỗ bê tông là nguyên nhân gây thấm dột sau này.
- Lớp trát, láng vữa xi măng chống thấm cần được thi công liên lục, tránh thi công đứt đoạn. Nếu có điểm đứt đoạn cần xử lí kĩ chỗ giáp lai giữa các lần trát vữa.
- Lớp sơn chống thấm phải đảm bảo đủ độ dày thiết kế đảm bảo hiệu quả bảo vệ công trình. Lớp cao su được trải trên lớp sơn sau khi lớp vật liệu chống thấm đã khô, không được làm hư hỏng lớp vật liệu chống thấm phía bên dưới.
- Lớp đất sét dẻo được đắp chặt chẽ theo chiều ngang của tường, yêu cầu phải đảm bảo độ chắc chắn để ngăn nước thấm thành dòng.
- Lớp đất đắp phải được thi công nhẹ nhàng không làm tổn hại đến lớp đất sét mới đắp.
Biện pháp chống thấm bị động
Chống thấm bị động (chống thấm ngược) là giải pháp chống thấm được tiến hành khi không thể tiến hành chống thấm từ bên ngoài, phù hợp với những công trình có diện tích thi công chật hẹp, phải làm tường trước khi đào móng. Theo đó, nước được cho ngấm một cách chủ động qua lớp bê tông vào bên trong rồi bơm lên hệ thống nước thải công cộng.
Giải pháp thiết kế chống thấm bị động:
- Nước ngầm thấm qua tường và nền bê tông được thu gom qua các rãnh dẫn nước về hồ thu và bơm lên hệ thống nước thải công cộng.
- Nước thấm dưới tường lên được hệ thống sàn rỗng dẫn ra rãnh thu nước để về hồ thu. Tường gạch được xây trực tiếp lên phía trên, cách nền bê tông từ 15-20 cm. Phía trên sàn rỗng đổ một lớp bê tông chống thấm dày 6- 8cm. Tại nơi tiếp giáp nền bê tông với tường bê tông trong đất cần đặt thanh cản nước để chắn nước ngầm theo khe thấm lên.
Yêu cầu thi công chống thấm bị động:
- Đổ bê tông nền có đầm lại để tăng khả năng chống thấm của bê tông. Đặt bằng vật cách nước tại vị trí tiếp giáp nền và tường bê tông sao cho bê tông có thể ngậm vào tường trong đất khoảng 10cm. Đổ bê tông nền xong thì tiến hành ép hồ xi măng tại khe tiếp giáp đường và nền bê tông trước khi làm các phần trên nền.
- Sau khi thi công xong bê tông nền cần kiểm tra xem nước thấm vào bên trong có chảy thành dòng không. Nếu có phải xử lý ngay bằng cách phun vữa xi măng để đảm bảo nền bê tông không ngấm chảy thành dòng. Sau đó mới tiến hành thi công phần rỗng phía trên.
- Sàn rỗng được thiết kế dốc dẫn nước thấm ra rãnh thu nước.
- Lớp bê tông phía trên sàn rỗng cần được đầm lại trong quá trình thi công
- Tại hồ thu nước cần bố trí máy bơm để hút nước lên phía trên đổ vào hệ thống nước thải công cộng.
Một số lưu ý quan trọng khác
Bên cạnh những lưu ý về chống thấm, gia chủ cần lưu ý thêm những vấn đề dưới đây khi thiết kế tầng hầm:
- Tính đến sàn tầng trệt, phần nổi của tầng hầm không cao quá 1,2m so với cao độ vỉa hè hiện hữu ổn định.
- Ram dốc cách ranh lộ giới tối thiểu 3m. Chiều dài nhà quá ngắn không thể làm ram dốc bởi sẽ ảnh hưởng tới độ an toàn của xe ra vào tầng hầm
- Độ dốc mặt đường thông thường vào nhà là 12%. Với những ngôi nhà phố không có sân và sát mặt đường độ dốc này có thể là 20- 25%.
- Cần chú trọng về các giải pháp thông khí và ánh sáng cũng như kết cấu của tầng hầm để đảm bảo sự cân đối, thoáng đãng và thoải mái khi sử dụng.
- Nên thiết kế rãnh âm để hứng nước mưa tràn và dẫn sang lỗ ga dưới chân đường dẫn dốc xuống trong tầng hầm. Từ đó, thiết kế máy bơm nước, bơm ngược ra đường lớn khi mưa lớn gây ngập tầng hầm.
- Với những công trình có diện tích nhỏ, ram dốc ngắn, các công trình phụ chiếm phần lớn diện tích tầng hầm khiến hiệu suất khai thác không đạt hiệu quả cao so với chi phí xây dựng.
Lưu ý: gia chủ nên cân đối số tầng/diện tích hầm, tránh tình trạng quá tải do số lượng xe lớn hơn công suất phục vụ của hầm.
Lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công chuyên nghiệp
Biệt thự có tầng hầm là một công trình phức tạp, có độ khó chuyên môn cao đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối từ khâu thiết kế, lựa chọn giải pháp và kỹ thuật thi công, đảm bảo chất lượng và an toàn cho công trình, mang đến không gian sống đẳng cấp cho bạn và gia đình. Do đó, việc lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công uy tín, chuyên nghiệp là vô cùng quan trọng với các chủ đầu tư.
Không chỉ đem đến cho bạn những thiết kế ấn tượng, độc đáo, công năng tối ưu, đơn vị thiết kế, thi công chuyên nghiệp mang đến cho bạn những giải pháp hữu hiệu để tiết kiệm thời gian, chi phí thi công, làm hài lòng gia chủ. Bên cạnh đó, chủ đầu tư nên chọn tư vấn độc lập đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thẩm định thiết kế, biện pháp thi công phần ngầm của công trình để đảm bảo chất lượng, an toàn cũng như sự ổn định cho các công trình lân cận.
Thiết kế, thi công biệt thự có tầng hầm tại sao chọn Kiến trúc Akisa
Với phương châm "Thiết kế tận tâm – Thi công tận lực", KT Akisa không ngừng nỗ lực mang đến những đến những thiết kế ấn tượng, độc đáo, dẫn đầu xu thế, khẳng định đẳng cấp riêng của từng gia chủ.
- Phong cách thiết kế & phối cảnh 3D đa dạng phong phú, có nhiều phong cách cho khách hàng lựa chọn: cổ điển, tân cổ điển, hiện đại, nhà vườn v.v….
- AKISA có đội ngũ kiến trúc sư chuyên nghiên cứu và cập nhật xu hướng mới, nên tất cả các công trình đều được thiết kế sang trọng, thời thượng, không bao giờ lỗi mốt, và mang phong cách riêng.
- Các công trình đã & đang thực hiện đa dạng về quy mô lẫn mức đầu tư với nhiều kích thước đất & nhiều yêu cầu khác nhau, từ nhỏ 100m2 đến lớn >1000m2, từ mức đầu tư <1 tỷ đến >10 tỷ Akisa đều đã thực hiện. Do vậy, bất kỳ công trình nào cũng có thể tư vấn và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho khách hàng.
- Đội ngũ thi công chuyên nghiệp, cam kết về tiến độ và chất lượng, và luôn đồng hành cùng khách hàng từ khi thiết kế đến khi hoàn thiện. Do vậy đảm bảo tính đồng nhất từ thiết kế đến thi công.
- Kinh nghiệm thiết kế & thi công nhiều năm liền, các công trình trải dài từ bắc tới nam.
Kiến trúc Akisa nhận giải thưởng TOP 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2022
Quy trình thiết kế biệt thự có tầng hầm
Bước 1: Nắm thông tin căn bản của chủ đầu tư
Để sở hữu một mẫu thiết kế biệt thự có tầng hầm đẹp, quý khách cần cung cấp cho các thông tin sau:
- Diện tích đất bạn muốn xây biệt thự có tầng hầm.
- Số tầng cho ngôi biệt thự.
- Phong cách thiết kế biệt thự bạn muốn (Cổ điển, Tân Cổ Điển, Hiện Đại, Mini, Pháp…).
- Số phòng bạn dự định cần có trong nhà.
- Hướng nhà, màu sắc cho mẫu biệt thự.
- Ý tưởng riêng của bạn dành cho ngôi nhà.
Bước 2: Khảo sát diện tích công trình trước khi xây biệt thự
Khi thu thập đầy đủ các thông tin xây biệt thự, Kiến trúc Akisa sẽ sắp xếp gặp mặt khách hàng. Chúng tôi cần khảo sát thực tế diện tích thực hiện công trình biệt thự có tầng hầm của bạn để đưa ra ý tưởng đẹp nhất.
Tại lần gặp này, chúng tôi sẽ giúp chủ đầu tư dễ dàng hình dung căn biệt thự có tầng hầm của mình trong tương lai bằng bản vẽ căn bản. Tư vấn chi tiết về phong thủy theo độ tuổi cũng như sở thích của gia chủ. Từ đó chủ đầu tư dễ dàng xem mẫu căn biệt thự có tầng hầm đẹp của KTS có phù hợp với mong muốn của mình không.
Bước 3: Thể hiện ý tưởng của khách hàng qua bản vẽ
Cách 1: Bằng file thuyết trình
Quý khách hàng sẽ dễ dàng hình dung căn biệt thự có tầng hầm của mình chi tiết qua bản thiết kế của Kiến trúc Akisa. Bảng vẽ sẽ có đầy đủ cách chi tiết như số phòng tại từng tầng, diện tình, công năng, chiều cao và cách bố trí phòng ốc. Ngoài ra, Kiến trúc Akisa còn giúp khách hàng dễ hình dung bằng ảnh minh họa. Chúng tôi sẽ thể hiện chi tiết ý tưởng thiết kế biệt thự có tầng hầm từ kiến trúc đến nội thất.
Cách 2: Bằng bản vẽ 2D
Chủ đầu tư dễ dàng hình dung chi tiết từng phòng với diện tích mong muốn. Bản vẽ còn có thể hình dung được cách bố trí sự lưu thông trong mẫu biệt thự có tầng hầm. Theo kinh nghiệm, Kiến trúc Akisa thấy việc này sẽ giúp khách hàng có một căn biệt thự ưng ý và bố trí công năng phù hợp phong thủy và thói quen sử dụng hàng ngày của cả gia đình.
Bước 4: Thiết kế kiến trúc biệt thự có tầng hầm bằng 3D
Sau khi thể hiện ý tưởng và tổng hợp giữa Kiến trúc Akisa và chủ đầu tư. Chúng tôi sẽ lên bản thiết kế kiến trúc biệt thự có tầng hầm 3D chi tiết. Ở bước này, khách hàng cần phải xem xét cực kỳ chi tiết. Vì bản vẽ này sẽ thể hiện hình ảnh mẫu biệt thự có tầng hầm của mình trong tương lai sẽ như thế nào. Nên khách hàng ở giai đoạn này cần phải thẳng thắng chia sẽ những vấn để mình chưa rõ hoặc không ưng ý. KTS sẽ chỉnh sửa và thể hiện một căn biệt thự có tầng hầm đẹp nhất cho chủ đầu tư.
Quy trình thi công biệt thự có tầng hầm để xe
Quy trình thi công một công trình biệt thự có tầng hầm sẽ bao gồm các công tác cơ bản sau:
1. Nhận mặt bằng
2. Dọn dẹp mặt bằng
3. Định vị tim trục, cao độ chuẩn, gửi mốc: Định vị chính xác các tim trục, cột nhà theo bản vẽ thiết kế, gửi trên vách nhà liền kề hoặc cọc gửi mốc ngoài công trình.
4. Gia cố nền móng: gồm các hình thức gia cố móng sau
- Công trình sử dụng ép cọc bê tông hoặc cọc khoan nhồi.
- Phương án thi công gia cố cừ tràm.
- Công trình thi công không gia cố nền.
5. Công tác đào móng:
- Với công trình không có tầng hầm: Cần có phương án thi công đào móng cho các loại công trình khác nhau như Công trình sử dụng ép cọc bê tông hoặc cọc khoan nhồi/ Công trình thiết kế móng băng không gia cố cừ tràm và Công trình thiết kế móng băng có gia cố cừ tràm.
- Với công trình có tầng hầm: Thực hiện như các bước đào móng với công trình không có tầng hầm như cần chú ý các trường hợp cụ thể như sau: Trường hợp không có công trình xung quanh và trường hợp có công trình liền kề.
6. Công tác đệm cát, phù cừ đã đóng (Chỉ dùng khi thực hiện đóng cọc cừ)
7. Công tác đổ bê tông lót: Công tác này cần phân biệt với các công trình thiết kế dùng móng ép cọc, cọc khoan nhồi/ móng cọc, móng băng không đóng cừ và công trình sử dụng móng cọc, móng băng có đóng cừ.
8. Công tác ván khuôn, xây gạch, dầm móng, giằng, bể nước, bể phốt, hầm thang máy (Đối với thiết kế ép cọc bê tông hoặc cọc khoan nhồi)
9. Công tác đắp đất nền móng, nền nhà (Với công trình có đổ bê tông nền tầng 1)
10. Công tác ván khuôn móng nhà ở dân dụng (Với thiết kế móng cọc, móng băng)
11. Công tác gia công lắp dựng cốt thép, dầm, giằng móng, nền (Công trình ép cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi).
12. Công tác đổ bê tông móng, dầm móng, giằng móng, bể nước, bể phốt, hầm, thang máy, nền sàn tầng 1 hoặc sàn tầng hầm.
13. Công tác sắt thép - ván khuôn - đổ bê tông cột tầng 1.
14. Công tác xây dựng tường tầng 1.
15. Ván khuôn trần tầng 1 và cầu thang tầng 1 (Trần tầng 1), cầu thang tầng 1.
16. Công tác cốt thép, dầm, sàn tầng 1 (Trần tầng 1), cầu thang tầng 1.
17. Công tác đổ bê tông dầm, sàn, cầu thang.
18. Công tác thi công các tầng trên: thực hiện lần lượt các công tác từ công tác 14- đến 18
19. Công tác láng vữa, chống thấm hoàn thiện sàn mái.
20. Công tác tháo dỡ ván khuôn, sàn các tầng.
21. Công tác hoàn thiện phần xây và trát các các cấu kiến trong ngoài nhà.
22. Công tác lắp đặt khung cửa tùy theo vật liệu cửa để thực hiện lắp khung trước hay sau khi trát tường.
23. Công tác chống thấm sàn vệ sinh.
24. Công tác trát và ốp gạch phòng vệ sinh.
25. Công tác bả, sơn trong, ngoài nhà.
26. Công tác hoàn thiện lát gạch phòng vệ sinh.
27. Quy trình thi công lắp đặt hệ thống điện, hệ thống thông tin.
28. Quy trình thi công hệ thống cấp thoát nước.
29. Công tác lắp đặt lan can các tầng.
30. Công tác lắp đặt nền sàn các tầng.
31. Công tác hoàn thiện cầu thang, lắp đặt cánh cửa các loại.
32. Công tác hoàn thiện tất cả các cấu kiện bằng vữa và bả.
33. Công tác sơn hoàn thiện tường.
34. Công tác hoàn thiện và bàn giao công trình.
Toàn bộ quy trình thi công biệt thự có tầng hầm gồm 34 công tác trên là công tác hiện thực hóa bản vẽ kỹ thuật thi công phần xây dựng gồm các mục sau:
Hồ sơ thiết kế, thi công biệt thự có tầng hầm
A | HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT THI CÔNG KIẾN TRÚC | |
I | HỒ SƠ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC | |
1 | + Phối cảnh 3D mặt tiền góc nhìn chính, phụ | Thể hiện hình ảnh mô phỏng công trình sau khi hoàn thiện ở các góc nhìn chính và các góc nhìn phục vụ cho công tác thi công |
2 | + Mặt bằng bố trí nội thất các tầng | Thể hiện định hướng bố trí đồ đạc nội thất, trang thiết bị các phòng |
3 | + Mặt bằng kỹ thuật thi công các tầng. | Thể hiện kích thước xây tường, cốt hoàn thiện; ghi chú thi công; ký hiệu kết nối thống nhất các bản vẽ |
4 | + Các mặt đứng kỹ thuật thi công | Thể hiện kích thước thi công; ghi chú, chỉ định vật liệu trang trí mặt tiền |
5 | + Các mặt cắt kỹ thuật thi công. | Cắt qua các không gian chính, các không gian phức tạp. Thể hiện các thông số cao độ thi công; các ghi chú chỉ định vật liệu cấu tạo các lớp sàn |
6 | + Các bản vẽ chi tiết các phòng tắm, vệ sinh | Cách thức ốp lát; kích thước, màu sắc và chủng loại vật liệu ốp lát; bố trí các thiết bị phòng tắm – vệ sinh |
7 | + Các bản vẽ chi tiết cầu thang | Gồm mặt bằng thang các tầng, mặt cắt thang, chi tiết ốp lát bậc thang, chi tiết lan can – tay vịn |
8 | + Các bản vẽ chi tiết phòng thang máy (nếu có) | Thể hiện kích thước và các thông số phòng thang máy (hố pit, cửa thang, phòng máy…) |
9 | + Các bản vẽ chi tiết hệ thống cổng, cửa, vách kính | Gồm mặt đứng, mặt cắt chi tiết từng cửa; thể hiện kích thước phong thủy, kích thước chi tiết gia công lắp dựng; chi tiết nan sắt trang trí – bảo vệ; ghi chú các thông số kỹ thuật hoàn thiện |
10 | + Các bản vẽ chi tiết hệ thống ban công, sảnh | Gồm các bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt chi tiết từng ban công; chi tiết cấu tạo lan can – tay vịn; các chi tiết trang trí; thoát nước ban công… |
11 | + Các bản vẽ chi tiết trang trí mặt đứng | Gồm các bản vẽ cấu tạo các chi tiết trang trí mặt tiền; ghi chú vật liệu sử dụng. |
12 | + Các bản vẽ chi tiết Cổng, tường rào (nếu có) | Bao gồm các bản vẽ chi tiết kiến trúc, kết cấu trụ Cổng, tường rào. |
13 | + Các bản vẽ chi tiết kiến trúc đặc thù từng công trình | Gồm các bản vẽ chi tiết kích thước, ghi chú vật liệu sử dụng …. |
II | HỒ SƠ THIẾT KẾ KẾT CẤU | |
1 | + Thuyết minh kết cấu | Các nguyên tắc, tiêu chuẩn chuyên ngành về kết cấu: cường độ vật liệu, mác betong, quy cách gia công cốt thép, các khoảng cách bảo vệ cốt thép… |
2 | + Mặt bằng kết cấu móng | Thể hiện giải pháp móng lựa chọn, kích thước các cấu kiện cấu tạo móng; ký hiệu cấu kiện |
3 | + Mặt bằng, mặt cắt chi tiết cấu tạo móng | Gồm các bản vẽ thể hiện cách thức bố trí thép, đường kích các loại thép của từng cấu kiện (đài móng – bè móng, dầm – giằng móng, giằng chân tường…) |
4 | + Mặt bằng định vị chân cột | Định vị vị trí các cột, thể hiện cách thức bố trí thép chân cột, đường kính các loại thép |
5 | + Các bản vẽ chi tiết cấu tạo bể phốt, bể nước ngầm | Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt chi tiết các bể; bố trí thép |
6 | + Các bản vẽ thống kê thép móng, cổ cột, bể phốt, bể nước ngầm | Thống kê cụ thể từng loại thép cho từng cấu kiện |
7 | + Các bản vẽ chi tiết cột, mặt bằng, mặt cắt các loại cột | Mặt cắt dọc, mặt cắt ngang từng loại cột; thể hiện số lượng, đường kính cốt thép; cách thức bố trí |
8 | + Các bản vẽ thống kê thép cột | Thống kê cụ thể từng loại thép cho từng cấu kiện |
9 | + Mặt bằng kết cấu các tầng | Thể hiện hệ thống dầm chịu lực của các tầng; ký hiệu từng loại dầm; kích thước từng loại dầm; các vị trí âm sàn; cốt cao độ các sàn |
10 | + Các bản vẽ chi tiết từng cấu kiện dầm | Mặt cắt dọc, mặt cắt ngang từng cấu kiện dầm; thể hiện số lượng, đường kính, cách thức bố trí từng loại thép. |
11 | + Mặt bằng bố trí thép sàn các tầng, mái (lớp dưới) | Bố trí thép lớp dưới của các sàn các tầng; thể hiện đường kính, khoảng cách bố trí cốt thép |
12 | + Mặt bằng bố trí thép sàn các tầng, mái (lớp trên) | Bố trí thép lớp trên của các sàn các tầng; thể hiện đường kính, khoảng cách bố trí cốt thép |
13 | + Các bản vẽ thống kê thép sàn các tầng | Thống kê cụ thể từng loại thép cho từng sàn |
14 | + Các bản vẽ kết cấu cầu thang bộ, thang máy (nếu có) | Thể hiện cách thức bố trí thép cho cầu thang; đường kính, số lượng, quy cách bố trí… |
15 | + Các bản vẽ kết cấu các phần sảnh, mái trang trí (nếu có) | Thể hiện cấu tạo phần bê tông, phần xây; phần sắt thép cấu tạo từng cấu kiện |
16 | + Các bản vẽ kết cấu các cấu kiện đặc thù, lanh tô cửa, cổng | Thể hiện cấu tạo các phần bê tông, phần xây; phần sắt thép cấu tạo từng cấu kiện |
III | HỒ SƠ THIẾT KẾ ĐIỆN | |
1 | + Mặt bằng cấp điện chiếu sáng các tầng | Thể hiện cách thức đi dây, vị trí các loại đèn chiếu sáng, bố trí công tắc cho từng đèn |
2 | + Mặt bằng cấp điện động lực các tầng | Thể hiện cách thức đi dây, vị trí các ổ cắm, điều hòa, bình nóng lạnh… |
3 | + Sơ đồ nguyên lý cấp điện toàn nhà | |
4 | + Bảng tổng hợp vật tư thiết bị điện toàn nhà | Thống kê số lượng, tiết diện dây dẫn, công suất thiết bị, loại vật tư thiết bị điện |
5 | + Mặt bằng cáp thông tin liên lạc các tầng (truyền hình, internet, điện thoại) | Thể hiện cách thức đi dây, vị trí đầu đấu nối truyền hình, internet, điện thoại của từng tầng |
6 | + Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện nhẹ | |
7 | + Bảng tổng hợp vật tư cáp thông tin liên lạc toàn nhà | Thống kê số lượng dây dẫn, thiết bị, loại vật tư thiết bị thông tin liên lạc |
8 | + Mặt bằng camera điều khiển, báo cháy, báo động…(nếu có) | Thể hiện ví trí bố trí, cách thức đi dây đấu nối các thiết bị |
9 | + Các bản vẽ chi tiết hệ thống chống sét, thống kê vật tư | Thể hiện vị trí định vị kim thu sét, hệ thống dây truyền dẫn thép, hệ thống cọc tiếp địa… |
10 | + Mặt bằng cấp điện ngoài nhà (sân, cổng, tường rào…) | Thể hiện chi tiết điện chiếu sáng cho sân vườn, cổng, tường rào. |
IV | HỒ SƠ THIẾT KẾ CẤP THOÁT NƯỚC | |
1 | + Mặt bằng cấp nước sinh hoạt các tầng | Thể hiện đường cấp nước từ bể cấp nước tới các khu vực sử dụng nước; chủng loại, tiết diện đường ống dẫn nước |
2 | + Mặt bằng thoát nước các tầng, mái | Thể hiện đường thoát nước từ mái, ban công, các phòng tắm, vệ sinh, nhà bếp…; chủng loại, tiết diện đường ống thoát nước… |
3 | + Các bản vẽ chi tiết cấp thoát nước khu vực tắm, vệ sinh… | Thể hiện chi tiết đường cấp – thoát nước cho từng phòng tắm, vệ sinh; đường kính đường ống, độ dốc tiêu chuẩn, vị trí đấu nối… |
4 | + Sơ đồ không gian cấp thoát nước khu vực tắm, vệ sinh… | Thể hiện sơ đồ nguyên tắc cấp thoát nước của từng phòng tắm, vệ sinh kết nối với hệ thống cấp thoát chung của toàn nhà |
5 | + Các bản vẽ chi tiết cấu tạo, đấu nối các thiết bị cấp thoát nước | Thể hiện chi tiết lắp ráp, đấu nối các thiết bị cấp thoát nước |
6 | + Các bản vẽ thống kê vật tư cấp thoát nước | Thống kê số lượng, đường kính đường ống, các loại vật tư thiết bị cấp thoát nước |
Quy trình thi công, trang trí nội thất biệt thự có tầng hầm
Với phần thi công nội thất, các hạng mục thực hiện đan xen và song song với nhau, do đó cần có sự linh hoạt kết hợp và xử lý nhanh theo thực tế thi công cơ bản sẽ gồm các hạng mục như sau:
- Hạng mục trần thạch cao
- Hạng mục đá ốp lát (ốp mặt tiền, ốp sảnh tam cấp, đá ốp lát nội thất như nền sàn - ốp diện tường trang trí - mặt bếp - bar…)
- Hạng mục vách tắm kính, xông hơi
- Hạng mục sắt nghệ thuật trang trí và nhôm đúc
- Hạng mục đồ nội thất gồm đồ nội thất liền tường các đồ nội thất rời
- Hạng mục phào chỉ trang trí
- Hạng mục rèm cửa
- Hạng mục điều hòa không khí
- ….
Hồ sơ thiết kế thi công nội thất biệt thự có tầng hầm
B | HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT THI CÔNG NỘI THẤT | |||||
I | NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ KHÔNG GIAN NỘI THẤT | |||||
1 | + Phối cảnh 3D nội thất từng phòng, từng không gian | Thể hiện hình ảnh mô phỏng các phòng sau khi hoàn thiện nội thất. Mỗi phòng có từ 2 góc nhìn trở lên | ||||
2 | + Mặt bằng kỹ thuật thi công nội thất các tầng | Thể hiện kích thước định vị các yếu tố trang trí, định vị các đồ đạc nội thất, thiết bị, ghi chú ký hiệu các vật dụng | ||||
3 | + Mặt bằng lát sàn các tầng | Kiểu cách ốp, lát; kích thước, màu sắc, chủng loại vật liệu | ||||
4 | + Mặt bằng trần, đèn trang trí các tầng | Cách thức trang trí trần và đèn các phòng; thể hiện kích thước thi công và định vị vị trí đèn trang trí | ||||
5 | + Các mặt cắt kỹ thuật thi công nội thất | Thể hiện chi tiết các diện trang trí, kích thước thi công; ghi chú, chỉ định vật liệu trang trí nội thất | ||||
6 | + Các bản vẽ chi tiết các phòng tắm, vệ sinh (nếu có) | Cách thức ốp lát; kích thước, màu sắc và chủng loại vật liệu ốp lát; bố trí các thiết bị phòng tắm – vệ sinh | ||||
7 | + Các bản vẽ chi tiết cầu thang (nếu có) | Gồm mặt bằng thang các tầng, mặt cắt thang, chi tiết ốp lát bậc thang, chi tiết lan can – tay vịn | ||||
8 | + Các bản vẽ chi tiết hệ thống cửa, vách kính, nan sắt trang trí, rèm…(nếu có) | Gồm mặt đứng, mặt cắt chi tiết từng cửa; thể hiện kích thước phong thủy, kích thước chi tiết gia công lắp dựng; chi tiết nan sắt trang trí – bảo vệ; ghi chú các thông số kỹ thuật hoàn thiện | ||||
9 | + Bản vẽ chi tiết cấu tạo các đồ đạc nội thất | Bổ kỹ thuật thi công các đồ đạc nội thất (Bản, ghế, giường, tủ, vật dụng trang trí…hoặc lựa chọn kiểu cách đối với các vật dụng thiết bị mua sẵn) | ||||
II | NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ ĐIỆN NỘI THẤT | |||||
1 | + Mặt bằng cấp điện chiếu sáng các tầng | Thể hiện cách thức đi dây, vị trí các loại đèn chiếu sáng, bố trí công tắc cho từng đèn | ||||
2 | + Mặt bằng cấp điện động lực các tầng | Thể hiện cách thức đi dây, vị trí các ổ cắm, điều hòa, bình nóng lạnh… | ||||
3 | + Bảng tổng hợp vật tư thiết bị điện nội thất | Thống kê số lượng, tiết diện dây dẫn, công suất thiết bị, loại vật tư thiết bị điện | ||||
4 | + Mặt bằng cáp thông tin liên lạc các tầng (truyền hình, internet, điện thoại) | Thể hiện cách thức đi dây, vị trí đầu đấu nối truyền hình, internet, điện thoại của từng tầng | ||||
5 | + Bảng tổng hợp vật tư cáp thông tin liên lạc toàn nhà | Thống kê số lượng dây dẫn, thiết bị, loại vật tư thiết bị thông tin liên lạc | ||||
6 | + Mặt bằng camera điều khiển, báo cháy, báo động…(nếu có) | Thể hiện ví trí bố trí, cách thức đi dây đấu nối các thiết bị | ||||
C | HỒ SƠ XIN CẤP PHÉP XÂY DỰNG (NẾU CẦN) | |||||
D | NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ SÂN VƯỜN | |||||
1 | + Mặt bằng bố trí tổng quan sân vườn | Thể hiện định hướng bố trí sân vườn: tiểu cảnh, cây xanh, chòi nghỉ, gara, ao hồ… | ||||
2 | + Phối cảnh 3D sân vườn | Thể hiện hình ảnh mô phỏng công trình sau khi hoàn thiện ở các góc nhìn chính và các góc nhìn phục vụ cho công tác thi công | ||||
3 | + Các bản vẽ chi tiết chòi nghỉ, lát nền, tiểu cảnh…sân vườn | Gồm các bản vẽ chi tiết kích thước, vị trí, ghi chú vật liệu sử dụng …. | ||||
4 | + Hồ sơ kỹ thuật thi công cấp điện ngoài nhà (sân, cổng, tường rào…) | Thể hiện chi tiết điện chiếu sáng cho sân vườn, cổng, tường rào. | ||||
5 | + Hồ sơ kỹ thuật thi công cấp thoát nước sân vườn | Thể hiện đường cấp nước từ bể cấp nước tới các khu vực sử dụng nước; chủng loại, tiết diện đường ống dẫn nước | ||||
6 | + Các bản vẽ chi tiết Cổng, tường rào | Bao gồm các bản vẽ chi tiết kiến trúc, kết cấu trụ Cổng, tường rào. |
Cập nhật xu hướng thiết kế biệt thự có tầng hầm được yêu chuộng nhất hiện nay
Thiết kế biệt thự có tầng hầm để xe phong cách tân cổ điển 1 tầng
Mặt tiền sang trọng, tinh tế của biệt thự 1 tầng có tầng hầm
Biệt thự 1 tầng có mặt tiền sang trọng, tinh tế cùng khuôn viên sân vườn rộng rãi được bố trí vô cùng sinh động. Hệ mái Nhật trang nhã với tông màu xanh than sang trọng nổi bật trên nền trắng tinh khôi của ngôi biệt thự. Với diện tích rộng tới 224m2, có lối ra ngay bên trái sảnh chính, tầng hầm biệt thự bao gồm 1 gara để xe + 1 khu vực bếp & phòng ăn + 1 phòng karaoke + 1 kho chứa đồ và WC được bố trí khoa học, thuận tiện.
Tầng 1 là không gian phòng khách, phòng thờ cùng 4 phòng ngủ cho các thành viên trong gia đình. Thiết kế biệt thự 1 tầng có tầng bán hầm không chỉ là giải pháp mở rộng diện tích sử dụng lí tưởng mà còn tôn cao khối đế, tạo tỉ lệ cân bằng giữa mái - thân - đế, tạo vẻ đẹp cân đối cho ngôi biệt thự 1 tầng.
Thiết kế có tầng hầm kiểu Pháp 2 tầng đẹp diễm lệ
1. Mã công trình: | BT22296 | 2. Số tầng: | 2 tầng |
3. Chủ đầu tư: | Ông Long | 4. Địa chỉ: | Sơn Tây |
5. Mặt tiền: | 20,1m | 6. Chiều sâu: | 18,7m |
7. Loại hình | Biệt thự 2 tầng kiểu Pháp |
Chi tiết công năng của các tầng: | |
Tầng 1: | 1 sảnh chính + 2 sảnh phụ + 1 phòng khách + 1 phòng bếp + 1 phòng ăn + 2 phòng ngủ + WC + 1 phòng sinh hoạt chung |
Tầng 2: | 1 phòng sinh hoạt chung + 1 thư phòng + 1 phòng thờ + 3 phòng ngủ + 1 phòng xem phim + WC + ban công |
Chi tiết về diện tích sử dụng: | |
Diện tích tầng 1: | 266m2 + 33.5m2 sảnh |
Diện tích tầng 2: | 235m2 + 90m2 ban công |
Mẫu thiết kế biệt thự có tầng hầm sang trọng, lộng lẫy
Các dinh thự kiểu Pháp đẳng cấp quý tộc luôn có sức hút vô cùng lớn đối với các chủ đầu tư có gu thẩm mỹ cao cấp. Vẻ đẹp sang trọng, lộng lẫy của những hệ thức cột đồ sộ, những đường nét hoa văn, họa tiết trang trí đắp nổi trải khắp các cột trụ và mặt tiền biệt thự thể hiện quyền uy, địa vị và đẳng cấp của gia chủ.
Bên cạnh đó, khối đế được tôn cao với thiết kế tầng hầm ở bên hông phải làm gara để xe không chỉ mở rộng công năng sử dụng mà còn giúp căn biệt thự 2 tầng thêm phần bề thế, đồ sộ.
Thiết kế biệt thự có tầng hầm kiến trúc tân cổ điển 3 tầng đẹp nguy nga, đồ sộ tại Bình Định
1. Mã công trình: | BT32430 | 2. Số tầng: | 3 tầng |
3. Chủ đầu tư: | ông Phú | 4. Địa chỉ: | Bình Định |
5. Mặt tiền: | 14.6m | 6. Chiều sâu: | 15.8m |
7. Loại hình: | Biệt thự 3 tầng tân cổ điển |
Chi tiết công năng của các tầng: | |
Tầng hầm: | 1 gara + 1 kho chứa đồ |
Tầng 1: | Sảnh chính + sảnh phụ + 1 phòng khách + 1 khu vực bếp & phòng ăn + 1 phòng karaoke + 1 bếp phụ + WC |
Tầng 2: | 1 phòng SHC + 3 phòng ngủ + WC + ban công |
Tầng 3: | 1 phòng thờ + 1 không gian lưu niệm gia đình + 2 phòng ngủ + WC + ban công |
Chi tiết về diện tích sử dụng: | |
Diện tích tầng hầm: | 188m2 |
Diện tích tầng 1: | 188m2 + 20m2 sảnh |
Diện tích tầng 2: | 196m2 + 24m2 ban công |
Diện tích tầng 3: | 188m2 + 14m2 ban công |
Vẻ đẹp sang trọng và tinh tế của biệt thự có tầng hầm thiết kế theo phong cách tân cổ điển
Biệt thự tân cổ điển có hầm đang là xu hướng kiến trúc được ưa chuộng bởi vẻ đẹp sang trọng, tinh tế cùng công năng tiện nghi cao. Hệ thống cột trụ đồ sộ kết hợp hài hòa với các đường phào chỉ, hoa văn trang trí tinh tế nhẹ nhàng, thanh thoát cùng hệ mái mansard bề thế, sang trọng, tạo điểm nhấn ấn tượng cho mặt tiền căn biệt thự.
Thiết kế tầng hầm để xe riêng biệt rộng rãi và tiện dụng, khắc phục nhược điểm diện tích đất hạn chế mà không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của công trình. Kiến trúc ấn tượng cùng nội thất tiện nghi, tối ưu công năng cùng không gian sân vườn thông thoáng mang đến cuộc sống hoàn hảo cho cả gia đình gia chủ.
Thiết kế biệt thự lâu đài 7 tầng có hầm đẹp tráng lệ tại Bắc Kạn
1. Mã công trình: | BT72304 | 2. Số tầng: | 7 tầng |
3. Chủ đầu tư: | Ông Sang | 4. Địa chỉ: | Bắc Kạn |
5. Mặt tiền: | 14,4m | 6. Chiều sâu: | 12,3m |
7. Loại hình: | Biệt thự lâu đài |
Chi tiết công năng của các tầng: | |
Tầng hầm: | 1 GARA + 1 phòng kỹ thuật |
Tầng 1: | 1 sảnh chính + 1 sảnh phụ + 1 không gian kinh doanh + 1 kho + WC |
Tầng 2: | 1 không gian kinh doanh + WC |
Tầng 3: | ban công + 1 văn phòng làm viêc + 1 STUDIO + WC |
Tầng 4: | ban công + 3 phòng ngủ + WC |
Tầng 5: | ban công + 1 phòng khách + 1 khu vực bếp & phòng ăn + 1 phòng massage + WC |
Tầng 6: | 1 phòng tiền tế+ 1 phòng thờ + 1 phòng tập GYM + 1 sân phơi + 1 kho |
Chi tiết về diện tích sử dụng: | |
Diện tích tầng hầm: | 179m2 |
Diện tích tầng 1: | 175m2 + 20m2 sảnh |
Diện tích tầng 2: | 175m2 |
Diện tích tầng 3: | 179m2 + 17m2 ban công |
Diện tích tầng 4: | 179m2 + 6m2 ban công |
Diện tích tầng 5: | 170m2 |
Diện tích tầng 6: | 126m2 + 25m2 ban công |
Thiết kế biệt thự có tầng hầm mang hơi hướng của những tòa lâu đài Châu Âu cổ đại đầy ấn tượng
Mang hình ảnh và quy mô hoành tráng của những tòa lâu đài Châu Âu cổ đại, biệt thự lâu đài tân cổ điển Pháp 7 tầng trên đây là một trong những siêu phẩm được trình làng bởi Akisa trong năm vừa qua.
Công trình mang kiến trúc tinh tế và vô cùng ấn tượng, thể hiện đẳng cấp và địa vị của chủ đầu tư. Công năng được thiết kế, bố trí hợp lý mang tới sự cân bằng giữa không gian sống đẳng cấp và không gian kinh doanh sang trọng theo đúng mong muốn của gia chủ.
Thiết kế tầng hầm sử dụng làm gara để xe rộng rãi cho công ty và khách hàng, bố trí phòng kỹ thuật đồng thời cũng giúp cách ẩm hiệu quả cho kho hàng ở tầng 1.
Thiết kế biệt thự bán hầm phong cách hiện đại 2 tầng đẹp đẳng cấp tại Hà Nội
1. Mã công trình: | BT21338 | 2. Số tầng: | 2 tầng + 1 hầm |
3. Chủ đầu tư: | Ông Huy | 4. Địa chỉ: | Hà Nội |
5. Mặt tiền: | 16.2 m | 6. Chiều sâu: | 13.4 m |
7. Loại hình: | Biệt thự 2 tầng hiện đại |
Chi tiết công năng của các tầng: | |
Tầng hầm: | 1 gara + 1 phòng ngủ giúp việc + 1 kho |
Tầng 1: | 1 sảnh chính + 1 phòng khách + 1 khu vực bếp & phòng ăn + 1 phòng ngủ + WC + 1 sân chơi |
Tầng 2: | 1 phòng SHC + 1 phòng ngủ master + 1 phòng ngủ thường + WC |
Chi tiết về diện tích sử dụng: | |
Diện tích tầng hầm: | 118m2 |
Diện tích tầng 1: | 159m2 + 40m2 sảnh & sân chơi |
Diện tích tầng 2: | 150m2 + 25m2 ban công |
Sự kết hợp ấn tượng của những hình khối tạo nên vẻ đẹp ấn hiện đại và thời thượng cho mẫu thiết kế biệt thự có tầng hầm theo phong cách hiện đại
Biệt thự hiện đại nổi bật với ngoại thất ấn tượng với những khối hình, mảng miếng vuông văn, kiến trúc được thiết kế tinh tế, độc đáo và sáng tạo. 2 tông màu trắng - nâu gỗ kết hợp hài hòa với chất liệu kính cường lực khung nhôm tạo nên vẻ đẹp hiện đại, thời thượng cùng không gian mở thông thoáng.
Tính tiện nghi được tối ưu với tầng bán hầm làm kho chứa đồ và gara để xe rộng rãi, 2 tầng còn lại là không gian sinh hoạt chung và riêng của từng thành viên gia đình.
Thiết kế biệt thự có tầng hầm kiểu Pháp 2 tầng đẹp tinh tế
Biệt thự châu Âu đầy đẳng cấp và tinh tế với những đường nét thiết kế tỉ mỉ mạnh mẽ và có tầng hầm rộng rãi
Biệt thự 2 tầng châu Âu đẳng cấp và tinh tế tới từng đường nét kiến trúc với mỗi chi tiết đều được thiết kế tỉ mỉ và lôi cuốn mạnh mẽ, tạo nên một tổng thể hoàn mỹ, không chỉ mang đến một cuộc sống tiện nghi mà còn thể hiện được đẳng cấp của chủ nhân sở hữu.
Ngoài 2 tầng công năng chính, biệt thự còn được tối ưu diện tích sử dụng với tầng hầm và tầng áp mái. Đặc biệt, tầng hầm được bố trí công năng đa dạng với gara, khu vực bếp & phòng ăn liên thông, kho chứa đồ và phòng ngủ riêng biệt cho người giúp việc cùng 1 phòng karaoke giải trí với khả năng cách âm hiệu quả. Đây là mẫu biệt thự lý tưởng với công năng tiện nghi phù hợp với nhiều gia đình Việt hiện nay.
Thiết kế biệt thự có tầng bán hầm tân cổ điển 3 tầng với vẻ đẹp cổ kính
Vẻ đẹp đầy cổ kính của biệt thự có tầng hầm với lối kiến trúc Pháp
Biệt thự Pháp 3 tầng mang dáng vẻ đầy kiêu hãnh với lối kiến trúc Pháp qua những chi tiết kiến trúc tinh tế, những đường phào chỉ, hoa văn, họa tiết đắp nổi tinh xảo. Qua đó khẳng định được phong thái, địa vị, đẳng cấp của gia chủ.
Tuy nhiên, việc xây dựng biệt thự tân cổ điển Pháp đòi hỏi phải có một quỹ đất đủ rộng để phô trọn toàn bộ vẻ đẹp của ngôi nhà. Do vậy các kiến trúc sư đã thiết kế tầng bán hầm để xe và kho chứa đồ rộng rãi, giúp khắc phục nhược điểm không gian, diện tích hạn chế hiện nay ở các thành phố lớn, dành không gian mặt tiền để bố trí khuôn viên sân vườn thông thoáng.
Thiết kế Biệt thự có tầng hầm để xe phong cách hiện đại 4 tầng đẹp ấn tượng
Mặt tiền ấn tượng của mẫu thiết kế biệt thự 4 tầng có tầng hầm
Sáng tạo trong hình khối, màu sắc và thông minh trong việc kết hợp vật liệu, công trình không chỉ mang đến vẻ đẹp ấn tượng bên ngoài mà còn đảm bảo trải nghiệm sống tốt nhất. Thiết kế không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thông thường mà còn tận dụng để mở văn phòng công ty. Tầng hầm được bố trí phòng bảo vệ và 2 phòng ngủ dành cho nhân viên văn phòng ở lại công ty mà không ảnh hưởng đến không gian sống riêng tư của gia đình gia chủ ở tầng trên.
Nếu Quý khách đang có mong muốn thiết kế biệt thự có tầng hầm đẹp và tối ưu tiện nghi để làm tổ ấm cho gia đình, hãy liên hệ ngay với kiến trúc Akisa qua Hotline/Zalo 0966 885 000 | 0938 355 000 để được tư vấn chi tiết về thiết kế - công năng cũng như giải pháp thi công phù hợp nhất.
Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng là yếu tố sống còn của Kiến trúc Akisa. Luôn không ngừng phát triển về con người và dịch vụ góp phần đem lại cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối. Lấy Tín - Đức là ánh sáng dẫn đường cho mọi hoạt động, Akisa cam kết là người bạn đồng hành của Quý khách hàng trong mọi sản phẩm. XEM TIỂU SỬ
Với hành trình hơn 10 năm thành lập và phát triển, Kiến trúc Akisa tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế, thi công kiến trúc & nội thất trọn gói. Đồng hành cùng quý khách hàng là đội ngũ chuyên gia, KTS "Nhân - Đức - Trí - Tín" và luôn mang trong mình SỨ MỆNH đem đến cho khách hàng những công trình "Đẳng Cấp - Chất Lượng" để góp phần giúp cuộc sống của khách hàng không chỉ SỐNG mà còn là TẬN HƯỞNG. Hãy tận hưởng các ưu đãi để sở hữu ngay một không gian sống và làm việc tiện nghi, hiện đại và đẳng cấp!
🎁 Giảm tới 50% phí thiết kế khi thi công trọn gói
🎁 Miễn phí khảo sát hiện trạng đất/nhà (trực tiếp tận nơi công trình)
🎁 Miễn phí thiết kế cổng và tường rào
🎁 Miễn phí 3D sân vườn tiểu cảnh (<=500m2)
🎁 Hỗ trợ toàn bộ hồ sơ giấy phép xây dựng
🎁 Miễn phí giám sát tại công trình
🎁 Miễn phí tư vấn phong thuỷ
🎁 Tặng video reivew nhà
🎁 Tặng quà tân gia khi thiết kế thi công trọn gói