6+ Sự khác biệt giữa kiến trúc Gothic và Romanesque

23:15 - 28/08/2022

Cùng là kiến trúc có xuất xứ từ Châu Âu, kiến trúc Gothic và kiến trúc Roman đều có cho mình những dấu ấn nhất định trong lĩnh vực nghệ thuật kiến trúc. Vậy làm sao để phân biệt hai phong cách này với nhau, sự khác biệt giữa kiến trúc Gothic và Roman là gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đôi nét về kiến trúc Gothic

Khái quát

Kiến trúc Gothic ra đời tại Pháp vào giữa thế kỷ XII và tồn tại cho đến thế kỷ XVI, được ví là người thống trị kiến trúc Châu Âu lúc bấy giờ với hàng loạt các công trình nổi tiếng bởi nhà thờ Công giáo La Mã. Là kiến trúc nối tiếp sau thời đại của kiến trúc Romanesque, kiến trúc Gothic sáng tạo khi sử dụng kiểu mái vòm nhọn. Đây được xem là bước ngoặt quan trọng thay đổi motif xây dựng nhà thờ, tu viện trước đó.

Kiến trúc Gothic tiêu biểu với mái chóp nhọn kiêu kỳ

Kiến trúc Gothic tiêu biểu với mái chóp nhọn kiêu kỳ

Trải qua một quá trình tồn tại cùng bề dày lịch sử nhân loại, phong cách Gothic từng bước khẳng định dấu ấn của mình với nhiều công trình nằm trong danh sách ghi nhận là Di sản Thế giới của UNESCO như: tu viện Westminster tại Anh (1987), nhà thờ tòa chính Đức Bà Amiens tại Pháp (1981), tháp đồng hồ Big Ben tại Anh (1987),...

Westminster

Tu viện Westminster tại Anh 

Đặc trưng

Kiến trúc Gothic nổi tiếng với 10 đặc trưng tiêu biểu sau:

Đặc trưng đầu tiên mà cũng là đặc trưng nổi bật nhất, khác biệt nhất của phong cách này chính là chi tiết mái chóp nhọn.

Hình ảnh mái chóp nhọn xuất hiện hầu hết trong các thiết kế Gothic

Hình ảnh mái chóp nhọn xuất hiện hầu hết trong các thiết kế Gothic

Tiếp đến là mông bay (một kết cấu nhằm chuyển trọng tải của mái vòm xuống mặt đất giúp kiến trúc Gothic trở nên vững vàng, kiên cố hơn)  nhằm tăng độ thẩm mỹ cho các công trình mang phong cách Gothic. Mông bay được thiết kế khéo léo sau các bức tường chính và nối với mái nhà thông qua các thanh đỡ dạng vòm.

Mông bay giúp cấu trúc Gothic kiên cố hơn

Mông bay giúp cấu trúc Gothic kiên cố hơn

Một đặc trưng thú vị nữa là cột nước điêu khắc. Mới đầu chi tiết này chỉ được thiết kế với công dụng ngăn nước mưa chảy xuống các bức tường. Thế nhưng sau đó bằng những đường khắc họa đầy tinh tế, nó đã nhanh chóng trở thành một đặc trưng riêng biệt cho phong cách này.

Cột nước được điêu khắc những hình thù độc đáo

Cột nước được điêu khắc những hình thù độc đáo

Những vòng tròn tẩm chì xuất hiện trong kiến trúc Gothic với sứ mệnh làm giảm áp lực từ thiết kế mái vòm xuống đất. Mang công dụng tương tự, thiết kế mái vòm nhọn sinh ra với vai trò giúp hạn chế truyền trọng tải lên cái cột hay bức tường.

Kết cấu vòm tròn giúp cân bằng toàn bộ kiến trúc Gothic

Kết cấu vòm tròn giúp cân bằng toàn bộ kiến trúc Gothic

Ngoài ra, mái vòm nhọn còn tạo nên hiệu ứng chiều sâu cho công trình kiến trúc Gothic.

Mái vòm nhọn tạo hiệu ứng chiều sâu đáng kể

Mái vòm nhọn tạo hiệu ứng chiều sâu đáng kể

Nằm ở phía trong vòm nhọn, vòm có gân chính là đặc trưng tiếp theo của kiến trúc Gothic.

Thiết kế vòm có gân đầy thu hút, tạo chiều sâu không gian 

Thiết kế vòm có gân đầy thu hút, tạo chiều sâu không gian 

Bên cạnh vòm có gân, vòm quạt cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các thiết kế nhà thờ lớn tại Anh.

Vòm quạt độc đáo đầy tính nghệ thuật Gothic

Vòm quạt độc đáo đầy tính nghệ thuật Gothic

Tiếp đến là trạc - chi tiết này nghiêng về hiệu ứng trang trí nhiều hơn.

Chi tiết trạc tô điểm cho những ô cửa sổ

Chi tiết trạc tô điểm cho những ô cửa sổ

Kết hợp với trạc là những ô kính đầy màu sắc bắt mắt. Những cửa số này thường được đặt ở nơi thờ cúng, trong thánh đường, nhà thờ,...

Và cuối cùng là đặc trưng về những cột tượng phía bên ngoài các nhà thờ Gothic. Mỗi một cột tượng được điêu khắc tỉ mỉ ứng với mỗi vị vua, nhà tiên tri, hay tộc trưởng riêng mà kiến trúc đó tôn thờ. Đây cũng là đặc trưng được xem là chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất trong tất cả các đặc trưng nêu trên.

Mỗi cột tương đều có những câu chuyện về đời, về người riêng

Mỗi cột tượng đều có những câu chuyện về đời, về người riêng

Đôi nét về kiến trúc Roman

Khái quát

Kiến trúc Roman có tên đầy đủ là kiến ​​trúc Romanesque ra đời từ thế kỷ IX đến thế kỷ XII có sự ảnh hưởng từ hai phong cách La Mã và Byzantine. Đây được xem là thời kỳ khủng hoảng trầm trọng của các nước Đông Âu và Tây Âu bởi sự sụp đổ của Đế chế La Mã trước đó. Tình hình kinh tế ngưng trệ của đất nước ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của kiến trúc Roman lúc đó. Các thiết kế trong phong cách này vì thế mà có phần thô sơ, đơn giản nhưng vẫn rất nổi bật với thiết kế mái vòm cong kết hợp với những cột trụ lớn đầy độc đáo.

Đấu trường La Mã lấy cảm hứng từ kiến trúc Roman

Đấu trường La Mã lấy cảm hứng từ kiến trúc Roman

Vượt lên trên nghịch cảnh, kiến trúc Romanesque ngày càng lọt vào mắt xanh của nhiều quốc gia như: Bỉ, Tây Ban Nha, Ý, Anh, Pháp,... Không chỉ vậy, kiến trúc Romanesque còn là cái nôi, là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều kiến trúc sau này.

Đặc trưng

Phong cách kiến trúc Romanesque chủ yếu được dùng trong xây dựng nhà thờ, tu viện nên không có quá nhiều các công trình tiêu biểu. Các thiết kế trong kiến trúc Romanesque không quá đa dạng phong phú mà khá đơn giản, thô sơ. Phần lớn các công trình theo phong cách này đều có mặt ngoài thô ráp, các yếu tố trang trí cũng không quá bắt mắt mà có phần đơn điệu.

Bỏ qua yếu tố trang trí bắt mắt, kiến trúc Romanesque trong thời kỳ La Mã cổ đại đã có một bước tiến rõ rệt trong xây dựng cấu trúc sử dụng vòm bán cầu, vòm nôi và cuốn cửa trụ. Đặc trưng dễ thấy ở phong cách Romanesque là những bức tường dày, hầm hình thùng, cửa ra vào và cửa sổ nhỏ có hình vòm.

Baalbek

Đền Baalbek tại Đông Bắc Li-băng là một ví dụ tiêu biểu về kiến trúc Romanesque

Nhìn chung, các thiết kế theo phong cách Romanesque có phần hơi nặng nề và chưa có nhiều sáng tạo. Tuy nhiên, ta không thể phủ nhận nét đẹp nguyên sơ của phong cách này.

Sự khác biệt giữa kiến trúc Gothic và Romanesque

Nhìn vào mốc thời gian xuất hiện, ta có thể dễ dàng nhận ra kiến trúc Gothic là sự kế thừa, tiếp nối và phát triển những giá trị cao đẹp của kiến trúc Romanesque. Roman tồn tại từ thế kỷ IX - thế kỷ XII còn Gothic ra đời giữa thế kỷ XII - thế kỷ XVI. Nếu chỉ nhìn thoáng qua, người ta rất dễ hiểu lầm hai phong cách kiến trúc này là một bởi thiết kế mái hình ngọn tháp. Thực tế thì, kiến trúc Gothic sử dụng kiểu mái vòm nhọn trong khi Roman lại lựa chọn kiểu mái vòm tròn.

Kiểu mái vòm khác nhau giữa hai kiến trúc 

Kiểu mái vòm khác nhau giữa hai kiến trúc 

Điểm khác biệt tiếp theo chính là chi tiết cửa sổ, nếu trong kiến trúc Roman là những ô cửa nhỏ đơn giản thì Gothic ngược lại với những ô cửa lớn nhiều màu sắc lấp lánh.

Cửa sổ của Roman nhỏ gọn không cầu kì về họa tiết trang trí 

Cửa sổ của Roman nhỏ gọn không cầu kì về họa tiết trang trí 

Những ô cửa kính màu rộng lớn cuốn hút trong thiết kế Gothic

Những ô cửa kính màu rộng lớn cuốn hút trong thiết kế Gothic

Trong khi kiến trúc Gothic tâm huyết với các bức họa điêu khắc ngay ở mặt ngoài các công trình thì mặt tiền của Roman lại có phần tối giản hóa hình thức này.

Đường nét điêu khắc khéo léo, tỉ mỉ thể hiện rõ tại kiến trúc Gothic

Đường nét điêu khắc khéo léo, tỉ mỉ thể hiện rõ tại kiến trúc Gothic

Nghệ thuật điêu khắc trong kiến trúc Roman được tối giản hóa nhất có thể

Nghệ thuật điêu khắc trong kiến trúc Roman được tối giản hóa nhất có thể

Cấu trúc khung xương của phong cách Gothic thanh mảnh nhưng chắc chắn trong khi phong cách Roman có phần nặng nề hơn. Cuối cùng là về mặt  không gian, ở kiến trúc Roman thiên về sự tối giản còn Gothic lại toát lên nét sang trọng, huyền bí.

Dưới đây là cái nhìn tổng quan nhất về sự khác nhau giữa hai phong cách kiến trúc này:

 

Kiến trúc Gothic

Kiến trúc Romanesque

Thời gian ra đời 

Giữa thế kỷ XII - thế kỷ XVI

Thế kỷ IX - thế kỷ XII

Mái vòm

Mái vòm nhọn

Mái vòm tròn

Cửa sổ

Cửa sổ lớn có kính màu

Cửa sổ nhỏ

Điêu khắc

Điêu khắc công phu, tỉ mỉ

Bằng phẳng, thô ráp, ít họa tiết

Cấu trúc khung xương

Cấu trúc mảnh mai, chắc chắn

Cấu trúc nặng nề

Không gian

Huyền bí, sang trọng

Đơn sơ, tối giản

Tạm kết

Kiến trúc Gothic và Romanesque đều là những phong cách kiến trúc tiêu biểu của thời đại. Tuy nhiên, mỗi một kiến trúc sẽ đem đến cho chúng ta những cảm quan về cái đẹp khác nhau. Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu hơn về sự khác biệt giữa kiến trúc Gothic và Romanesque.

Kiến Trúc Akisa
Kiến Trúc Akisa

Với hành trình hơn 10 năm thành lập và phát triển, Kiến trúc Akisa tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế, thi công kiến trúc & nội thất trọn gói. Đồng hành cùng quý khách hàng là đội ngũ chuyên gia, KTS "Nhân - Đức - Trí - Tín" và luôn mang trong mình SỨ MỆNH đem đến cho khách hàng những công trình "Đẳng Cấp - Chất Lượng" để góp phần giúp cuộc sống của khách hàng không chỉ SỐNG mà còn là TẬN HƯỞNG.

NHẬN ƯU ĐÃI & TƯ VẤN

Với hành trình hơn 10 năm thành lập và phát triển, Kiến trúc Akisa tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế, thi công kiến trúc & nội thất trọn gói. Đồng hành cùng quý khách hàng là đội ngũ chuyên gia, KTS "Nhân - Đức - Trí - Tín" và luôn mang trong mình SỨ MỆNH đem đến cho khách hàng những công trình "Đẳng Cấp - Chất Lượng" để góp phần giúp cuộc sống của khách hàng không chỉ SỐNG mà còn là TẬN HƯỞNG. Hãy tận hưởng các ưu đãi để sở hữu ngay một không gian sống và làm việc tiện nghi, hiện đại và đẳng cấp!

  • 🎁 Giảm tới 50% phí thiết kế khi thi công trọn gói

  • 🎁 Miễn phí khảo sát hiện trạng đất/nhà (trực tiếp tận nơi công trình)

  • 🎁 Miễn phí thiết kế cổng và tường rào

  • 🎁 Miễn phí 3D sân vườn tiểu cảnh (<=500m2)

  • 🎁 Hỗ trợ toàn bộ hồ sơ giấy phép xây dựng

  • 🎁 Miễn phí giám sát tại công trình

  • 🎁 Miễn phí tư vấn phong thuỷ

  • 🎁 Tặng video reivew nhà

  • 🎁 Tặng quà tân gia khi thiết kế thi công trọn gói

Đăng ký tư vấn

Sau khi nhận được yêu cầu của Quý khách, tư vấn viên của Akisa sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất

Đăng ký tư vấn
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN
& NHẬN BÁO GIÁ
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

Biệt thự đẹp 3 miền