Kiến trúc hiện đại: Nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận

23:11 - 28/08/2022

Trái ngược với trường phái kiến trúc cổ điển, kiến trúc hiện đại chứa đựng nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận đầy cá tính riêng, đôi khi nó không theo một quy luật hay nguyên tắc nào cả. Phong cách này thể hiện tư duy, cách sống của con người thời đại mới tuy đơn giản nhưng cũng không kém phần tinh tế. Các công trình kiến trúc hiện đại ngày càng chứng minh được vị thế của mình và dường như trở thành “kẻ thống trị” xu hướng kiến trúc hiện nay. Để hiểu kỹ hơn về kiến trúc hiện đại, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Lịch sử kiến trúc hiện đại

Phong cách kiến trúc hiện đại ra đời vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, đây là lúc người ta nhận ra rằng kiến trúc cổ điển quá khuôn mẫu và không có đất cho tư duy sáng tạo. Kiến trúc hiện đại thực chất không phải một kiến trúc riêng biệt mà nó là một tên gọi chung cho rất nhiều các kiến trúc mới lạ xuất hiện vào thời kỳ này. Điểm tương đồng trong các kiến trúc hiện đại đó là sự đơn giản trong bố cục hình khối kiến trúc, tổ chức không gian, hay cách thức tổ chức mặt bằng tự do, phi đối xứng.

Sự sáng tạo quyết định phong cách của kiến trúc hiện đại

Sự sáng tạo quyết định phong cách của kiến trúc hiện đại

Các công trình đầu tiên của kiến trúc hiện đại xuất hiện tại Châu Âu đã đánh dấu một bước ngoặt lớn cho nền kiến trúc hiện đại thế giới. Nói đến thành công của nền kiến trúc này, không thể không kể đến những cái tên đã khởi xướng là Le CorbusierPháp, Ludwig Mies van der RoheWalter GropiusĐức. Trong đó, Walter Gropius là người sáng lập ra trường Bauhaus, và Ludwig Miles là hiệu trưởng cuối cùng của trường Bauhaus trước khi bị giải thể.

Đặc trưng kiến trúc hiện đại

Là một kiến trúc còn khá non trẻ, kiến trúc hiện đại học hỏi, chắt lọc những tinh hoa của các nền kiến trúc đi trước và sáng tạo thêm những đặc trưng riêng biệt mới. Vậy nên, trong các đặc trưng của kiến trúc hiện đại, ta sẽ bắt gặp một vài điểm tương đồng với các trường phái nghệ thuật khác. Sự mới lạ, ấn tượng đến từ cách thức thiết kế khi hạn chế phân chia không gian, công năng hóa đồ nội thất hay sự giao thoa với thiên nhiên,... sẽ khiến bạn bất ngờ.

Kiến trúc biệt thự hiện đại mang đường nét tự do, phóng khoáng, khoẻ khoắn

Kiến trúc biệt thự hiện đại ra đời với mục đích đáp ứng nhu cầu bức thiết của con người, một ngôi nhà vừa đẹp đẽ, nhưng tiết kiệm tối ưu diện tích cũng như công năng sử dụng. Hiểu được điều này, phong cách kiến trúc hiện đại mang đến những đường nét tự do, phóng khoáng cho những công trình của mình. Các họa tiết trang trí được giảm lược một cách tối đa và chỉ góp phần điểm xuyết cho công trình.

Đường nét thiết kế khỏe khoắn đem đến sức sống mới cho ngôi biệt thự

Đường nét thiết kế khỏe khoắn đem đến sức sống mới cho ngôi biệt thự

Tập trung vào hình khối, mảng miếng rõ ràng mạch lạc

Khác với hình khối bo tròn, uốn lượn cầu kỳ của trường phái cổ điển, kiến trúc hiện đại ưu tiên lựa chọn các hình khối góc cạnh đơn giản. Từ đường nét đến các chi tiết thiết kế đều trở nên tinh tế khi các mảng hình khối được kết hợp ăn ý với nhau. Các dạng hình học được sử dụng nhiều trong thiết kế kiến trúc hiện đại phải kể đến như: hình lập phương, dạng thẳng, gấp khúc, vuông, chữ nhật,…

Một công trình biệt thự tiêu biểu về kiến trúc hiện đại

Một công trình biệt thự tiêu biểu về kiến trúc hiện đại

Thiết kế cân bằng bất đối xứng

Sự cân bằng bất đối xứng trong thiết kế là đặc trưng thường thấy ở kiến trúc hiện đại, một công trình hiện đại nhìn rất cân đối về mặt kiến trúc nhưng thực tế bố cục của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Đây cũng được xem là đặc trưng thú vị nhất của phong cách hiện đại này.

Sự cân bằng bất đối xứng trong kiến trúc hiện đại

Sự cân bằng bất đối xứng trong kiến trúc hiện đại

>> Khám phá phá 200+ thiết kế biệt thự hiện đại xu hướng kiến trúc đương đại

Thiết kế đơn giản, ít chi tiết thừa và luôn đề cao tính tiện dụng

Đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu, các công trình kiến trúc hiện đại đề cao tính tiện dụng nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo đem đến một không gian sống ấn tượng. Đơn giản hóa về họa tiết, ít chi tiết thừa thể hiện rõ trong thiết kế nội thất.

Thiết kế phòng khách đơn giản nhưng không đơn điệu chút nào

Thiết kế phòng khách đơn giản nhưng không đơn điệu chút nào

Hạn chế phân chia không gian trong thiết kế biệt thự hiện đại

Nhằm giúp việc đề cao công năng hay hiểu đơn giản là ưu tiên mục đích sử dụng, việc bố trí các phòng ốc, diện tích, vị trí các phòng sao cho phù hợp với nhu cầu người dùng, hạn chế phân chia không gian trở thành giải pháp hiệu quả cho vấn đề này. Việc tích hợp nhiều căn phòng riêng lẻ trong một không gian rộng lớn rất phù hợp và đem lại nhiều tiện ích cho nhịp sống hiện đại.

Không gian phòng khách, phòng bếp không phân chia ranh giới tạo cảm giác rộng hơn cho ngôi nhàKhông gian phòng khách, phòng bếp không phân chia ranh giới tạo cảm giác rộng hơn cho ngôi nhà

Màu sắc đa dạng không gò bó

Cũng giống như không gian thiết kế, màu sắc của kiến trúc hiện đại không bị gò bó hay tuân theo một nguyên tắc nào cả. Sự sáng tạo trong kết hợp hay pha trộn các màu sắc là hoàn toàn bình thường của trường phái nghệ thuật này. Sẽ có một tông màu được lựa chọn làm gam màu chủ đạo xuyên suốt công trình còn các tông màu khác sẽ hỗ trợ tạo sự phong phú, bắt mắt hơn.

Một thiết kế với sắc trắng làm chủ đạo đan xen với các tông màu hồng, xanh, vàng ánh kim sang trọng

Một thiết kế với sắc trắng làm chủ đạo đan xen với các tông màu hồng, xanh, vàng ánh kim sang trọng

Ánh sáng trong kiến trúc biệt thự hiện đại

Bên cạnh màu sắc, yếu tố về ánh sáng trong thiết kế kiến trúc hiện đại cũng rất được chú trọng. Dù là ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng nhân tạo, các công trình biệt thự hiện đại ngày nay luôn ưu tiên sử dụng song song cả hai nguồn ánh sáng này. Hệ thống cửa sổ bằng kính giúp ánh sáng tự nhiên vào ban ngày có thể dễ dàng tràn ngập căn phòng đem đến cảm giác con người được hòa mình vào thiên nhiên hơn bao giờ hết.

Thiết kế cửa sổ rộng là nguyên tắc để đón nhận ánh sáng tự nhiên

Thiết kế cửa sổ rộng là nguyên tắc để đón nhận ánh sáng tự nhiên

Giao thoa cùng với thiên nhiên

Không chỉ ánh sáng, trong các công trình hiện đại không thể thiếu sự hiện diện của cây xanh. Yếu tố tự nhiên này được xem là liều thuốc tinh thần giúp giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi cho gia chủ, đồng thời một công trình nhà ở giao hòa cùng thiên nhiên sẽ khiến không gian sống trở nên dễ chịu, thoải mái.

Cây xanh bao phủ giúp không gian sống thêm phần dễ chịu

Cây xanh bao phủ giúp không gian sống thêm phần dễ chịu

Vật liệu xây dựng đa dạng

Về vật liệu xây dựng, kiến trúc hiện đại sử dụng linh hoạt các loại vật liệu khác nhau như: gỗ, bê tông, gạch, thép, kính,... Bên cạnh những nguyên vật liệu thông thường, hiện nay các công trình kiến trúc hiện đại cũng dần hướng đến sử dụng các vật liệu xanh như: xốp cách nhiệt, tôn lợp mái sinh thái, gạch ốp lát không nung,...

Nguyên vật liệu xây dựng biệt thự hiện đại rất đa dạng và linh hoạt

Nguyên vật liệu xây dựng biệt thự hiện đại rất đa dạng và linh hoạt

Các kiến trúc sư đặt nền móng cho kiến trúc hiện đại

Những cái tên tiêu biểu đặt nền móng cho phong cách kiến trúc hiện đại không thể không kể đến: Le Corbusier, Ludwig Mies van der Rohe, Walter Gropius, Tange Kenzo, Richard Meier, Maki Fumihiko, Adolf Loos,...

Le Corbusier

Le Corbusier có tên thật là Charles-Edouard Jeanneret sinh năm 1887 mất năm 1965, ông là một kiến trúc sư nổi tiếng thế giới mang trong mình hai dòng máu Thụy Sĩ và Pháp. Được biết đến là một trong số những gương mặt đời đầu đặt nền móng cho trào lưu kiến trúc hiện đại. Các công trình tiêu biểu của ông đó là: biệt thự Fallet, biệt thự Schowb, biệt thự Jeanneret ở vùng núi La Chaux de Fonds.

Biệt thự Fallet - một tác phẩm của Le Corbusier

Biệt thự Fallet - một tác phẩm của Le Corbusier

Ludwig Mies van der Rohe

Ludwig Mies van der Rohe sinh năm 1886 mất năm 1969, ông là một kiến trúc sư người Đức nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc hiện đại đồng thời cũng là cha đẻ của kiến trúc tối giản sau này. Trước khi bén duyên với kiến trúc hiện đại, Ludwig Mies van der Rohe cũng từng theo đổi lối kiến trúc truyền thống của Đức nhưng ông không thành công với nó. Barcelona Pavillion (1929), Farnsworth House (1951), Seagram Building (1958), Lafayette Park (1959),Neue National Gallery (1968) và nhiều công trình kiến trúc hiện đại khác mới là thứ làm nên danh tiếng của ông.


Tòa nhà Barcelona Pavillion được Ludwig Mies van der Rohe sử dụng những vật liệu xa hoa như đá cẩm thạch, mã não đỏ hay travertine.

Tòa nhà Barcelona Pavillion được Ludwig Mies van der Rohe sử dụng những vật liệu xa hoa như đá cẩm thạch, mã não đỏ hay travertine.

Walter Gropius

Walter Gropius sinh năm 1883 mất năm 1969 tại Boston, ông vừa là kiến trúc sư người Đức vừa là người sáng lập ra trường phái Bauhaus. Walter Gropius theo học và làm việc cùng một vị kiến trúc sư có tên là Peter Behrens sau đó ông bắt tay vào thiết kế công trình đầu tiên của mình - nhà máy giày Fagus. Nối tiếp sau sự thành công của nhà máy giày Fagus, nhà máy giày Fargus, khu nhà ở Siemenstadt, nhà Gropius, khu chung cư Aluminum City Terrace,… và nhiều công trình khác ra đời đánh dấu tên tuổi của Walter Gropius.

Nhà máy giày Fagus nổi tiếng của Walter Gropius

Nhà máy giày Fagus nổi tiếng của Walter Gropius

Tange Kenzo

Tange Kenzo là một vị kiến trúc sư người Nhật sinh năm 1913 mất năm 2005. Phong cách kiến trúc của ông lấy cảm hứng từ những bản vẽ của Le Corbusier, là sự pha trộn giữa phong cách hiện đại và truyền thống Nhật Bản. Nhà thờ St.Mary, tòa thị chính siêu đô thị Tokyo, hãng truyền hình Fuji, sân vận động Quốc gia Yoyogi,... và nhiều công trình khác đã giúp ông nhận giải thưởng Pritzker vào năm 1987.

Sân vận động quốc gia Yoyoki tại Tokyo

Sân vận động quốc gia Yoyoki tại Tokyo

Richard Meier

Richard Meier là một kiến trúc sư có tầm ảnh hưởng thế giới sinh năm 1934 tại Hoa Kỳ. Giống với Tange Kenzo, cảm hứng sáng tạo của Richard Meier chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Le Corbusier. Công trình đầu tiên do ông thiết kế là ngôi nhà dành cho bố mẹ ông tại New Jersey. Sau đó, bằng tài năng của mình, Richard Meier dần khẳng định tên tuổi với hàng loạt các công trình như: tháp ECM tại Cộng hòa Séc, tòa nhà Life Sciences Technology tại New York, bảo tàng Frieder Burda Museum tại Đức, bảo tàng nghệ thuật đương đại Barcelona tại Tây Ban Nha,...

Bảo tàng Frieder Burda Museum tại Đức

Bảo tàng Frieder Burda Museum tại Đức

Maki Fumihiko

Maki Fumihiko sinh năm 1928 tại Tokyo Nhật Bản, ông là kiến trúc sư theo trường phái kiến trúc hiện đại nổi tiếng. Trước khi thành danh, ông là học trò của Tange Kenzo tại Đại học Tokyo. Maki Fumihiko có một khoảng thời gian được làm việc và tiếp xúc với phong trào nghệ thuật tại Mỹ, điều này đã giúp ông có thêm những kinh nghiệm thẩm mĩ nghệ thuật. Sau khi trở về nước, Maki Fumihiko chủ yếu tập chung vào thiết kế các công trình kiến trúc hiện đại tại Nhật Bản. Các công trình tiêu biểu phải kể đến như: nhà xoáy ốc, tòa nhà Tepia, cung thể dục thể thao trung tâm Tokyo, TV Asahi, trụ sở mới của Liên Hợp Quốc,...

Tòa nhà Tepia - công trình kiến trúc tuyệt hảo của Maki Fumihiko

Tòa nhà Tepia - công trình kiến trúc tuyệt hảo của Maki Fumihiko

Adolf Loos

Adolf Loos sinh năm 1870 mất năm 1933 là một kiến trúc sư có nhiều đóng góp cho kiến trúc hiện đại thế kỷ XX. Các công trình của ông hướng đến những căn hộ, cửa hàng với những vẻ đẹp giản dị, đời thường. Một trong những công trình hấp dẫn nhất của ông đó là biệt thự Muller tại Praha, tác phẩm này được xem là tiếng nói của Adolf Loos về “không gian kiến trúc xây dựng trên mặt bằng”. Ngoài ra ông còn nhiều tác phẩm tuyệt đẹp khác như: biệt thự Karma, căn hộ Rudolf Kraus, nhà trên quảng trường Michaelerplatz, biệt thực Steiner,...

Căn biệt thự Muller đầy độc đáo tại Praha

Căn biệt thự Muller đầy độc đáo tại Praha

12 phong cách kiến trúc hiện đại tiêu biểu

Kiến trúc Bauhaus

Kiến trúc Bauhaus bắt nguồn từ một trường kiến trúc nghệ thuật cùng tên của Đức do Walter Gropius thành lập năm 1919. Đây là ngôi trường đầu tiên kết hợp giữa thủ công và mỹ thuật từ những năm 1919-1933. Ngôi trường này hướng đến một phong cách riêng biệt khi nhấn mạnh và công năng, giảm bớt tính trang trí và hợp nhất các hình dạng trừu tượng một cách cân bằng. Bên cạnh kiến trúc Bauhaus, xuất hiện vào những năm đầu thế kỷ XX còn có trào lưu nghệ thuật Art Deco khi truyền bá tinh thần hiện đại của mình thông qua những hình khối đơn giản.

Nhà máy Fagus tại Đức là một ví dụ tiêu biểu cho phong cách này

Nhà máy Fagus tại Đức là một ví dụ tiêu biểu cho phong cách này

Kiến trúc De Stijl 

Kiến trúc De Stijl hay còn có tên gọi là The Style theo tiếng Hà Lan xuất hiện vào năm 1917 và đạt đến đỉnh cao vào những năm 1931. Phong cách  De Stijl là một trường với nghệ thuật mới với tôn chỉ “trật tự hóa vạn vật” nghĩa là nó hướng đến những thiết kế tối giản nhất với những đường kẻ ngang dọc kết hợp với gam màu cơ bản. Người sáng lập ra trường phái này là Piet Mondrian và Theo van Doesburg.

Kiến trúc De Stijl biến chi tiết phức tạp trở nên đơn giản hơn

Kiến trúc De Stijl biến chi tiết phức tạp trở nên đơn giản hơn

Chủ nghĩa kiến tạo

Chủ nghĩa kiến tạo ra đời tại Liên Xô vào những năm 1919 dựa trên những triết lý nghệ thuật và kiến trúc độc đáo. Đây Các công trình kiến trúc hiện đại theo chủ nghĩa này đã làm thay đổi kỹ thuật đại trà trước đó., Những công trình kiến trúc nguyên sơ với sự kết hợp tuyệt vời giữa những khối đá hình vuông, trụ và tròn mọc lên khắp nơi dọc theo những lâu đài cổ kính và trên chóp của nhà thờ Chính thống.

Công trình tiêu biểu của chủ nghĩa kiến tạo

Công trình tiêu biểu của chủ nghĩa kiến tạo

Chủ nghĩa biểu hiện

Đối lập với những định nghĩa về tuyến tính, sự sạch sẽ của kiến trúc Bauhaus, chủ nghĩa biểu hiện hướng đến các hình dạng sinh học thể hiện những cảm xúc nhất định. Chịu ảnh hưởng nghệ thuật từ phong cách Avante Garde ở Đức, Hà Lan, Áo, Séc và Đan Mạch, chủ nghĩa biểu hiện đã khám phá khả năng kỹ thuật mới xuất hiện từ việc sản xuất hàng loạt thép, gạch và thủy tinh, đồng thời cũng gợi lên những khối lượng bất thường và tầm nhìn không tưởng.

Nhà thờ Grundtvig tại Copenhage - Đan Mạch

Nhà thờ Grundtvig tại Copenhage - Đan Mạch

Chủ nghĩa công năng

Chủ nghĩa công năng ra đời sau khu Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Trường phái kiến trúc này thể hiện rõ nguyên tắc thiết kế chỉ dựa trên mục đích và chức năng của các tòa nhà. Suốt những năm 1930, tại Đức, Ba Lan, Liên Xô, Hà Lan và Tiệp Khắc, phong trào chủ nghĩa công năng trở thành ý tưởng trung tâm của “hình thức theo công năng” đã được truyền vào ý tưởng sử dụng kiến trúc như một phương tiện để tạo ra một cuộc sống tốt hơn cho người dân.

Chủ nghĩa công năng được ưu chuộng những năm 1930

Chủ nghĩa công năng được ưu chuộng những năm 1930

Chủ nghĩa tối giản

Chủ nghĩa tối giản hay kiến trúc Minimalism ra đời dựa trên nguồn cảm hứng từ hai trào lưu là Bauhaus và De Stijl ở thập niên 1920. Người sáng lập ra chủ nghĩa tối giản là kiến trúc sư người Đức Ludwig Mies van der Rohe. Chủ nghĩa này nhấn mạnh vào cách sử dụng những yếu tố thiết kế hình học, vật liệu giản đơn kết hợp với những đường nét rõ ràng mà không có sự trang trí hay tô điểm nào.

Căn biệt thự giản đơn nhưng vô cùng tinh tế như chính tên gọi của nó

Căn biệt thự giản đơn nhưng vô cùng tinh tế như chính tên gọi của nó

Phong cách quốc tế 

Phong cách quốc tế xuất hiện năm 1932 bởi Philip Johnson và Henry Hitchcock tại Triển lãm quốc tế về Kiến trúc Hiện đại. Sử dụng hình khối đơn giản, giảm lược yếu tố trang trí không cần thiết ngoài ra đặc trưng của phong cách quốc tế còn là những nóc nhà nguyên khối chọc trời với hệ vách, mái bằng và kính có mặt ở khắp nơi.

Trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc – Vẻ đẹp hoàn hảo của phong cách quốc tế

Trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc – Vẻ đẹp hoàn hảo của phong cách quốc tế

Chủ nghĩa chuyển hóa luận

Chủ nghĩa chuyển hoá luận có nguồn gốc từ đất nước hoa anh đào do một nhóm các nhà kiến trúc trẻ Kiyonori Kikutake, Kisho Kurokawa và Fumihiko Maki tạo nên bởi các nguyên lý Mác-xít. Đặc điểm của trào lưu này là sử dụng các modun, tiền chế, tính thích ứng và cơ sở hạ tầng cốt lõi mạnh mẽ.

Một tòa nhà xây dựng theo xu hướng chuyển hóa luận

Một tòa nhà xây dựng theo xu hướng chuyển hóa luận

Chủ nghĩa thô mộc 

Chủ nghĩa thô mộc do các kiến trúc sư người Anh là Alison và Peter Smithson sáng lập  năm 1950. Sau đó, nó phổ biến trong những năm 1960 và 1970, gắn liền với hình ảnh đô thị đậm lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đánh dấu bằng sự xuất hiện của các công trình nhà ở giá rẻ và tòa nhà chính phủ làm từ vật liệu thô mộc, chưa qua tinh chế ở Anh và nhanh chóng lan sang các nước Đức, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Brazil, Canada, Úc và Philippines. Trường phái này có đặc trưng là các hình học nghiêm ngặt có hình dạng khác thường. Các công trình thô mộc thường được ốp bằng bê tông thô không hoàn thiện.

Công trình về chủ nghĩa thô mộc

Công trình về chủ nghĩa thô mộc

Chủ nghĩa hậu hiện đại

Như tên gọi, chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện vào thập niên 60 như một bước ngoặt trong lịch sử. Phong cách nghệ thuật này đại diện cho lối suy nghĩ mới mẻ được thể hiện qua các tác phẩm của Michael Graves, Charles Moore, Philip Johnson ở Hoa Kỳ và Aldo Rossi ở Ý, trong số những kiến trúc sư khác, đặc biệt là từ thập niên 80 đến 90. Đến cuối thập niên 90, trường phái này đã chia thành nhiều xu hướng mới, bao gồm kiến trúc công nghệ cao, chủ nghĩa tân cổ điển và chủ nghĩa giải kết cấu.

Khu liên hợp căn hộ được xây dựng theo phong cách hậu hiện đại

Khu liên hợp căn hộ được xây dựng theo phong cách hậu hiện đại

Kiến trúc High-tech

High-tech có tên đầy đủ là High Technology hay còn có tên gọi là chủ nghĩa biểu hiện kết cấu là sự kết hợp hoàn hảo giữa việc sử dụng các vật dụng và thiết bị mang tính công nghệ cao. Điều này sẽ giúp cho không gian sống và làm việc của bạn trở nên cực kỳ hiện đại.

Tòa thị chính London với kiến trúc High Tech

Tòa thị chính London với kiến trúc High Tech

Kiến trúc giải tỏa kết cấu

Cuối cùng là chủ nghĩa giải kết cấu, trường phái này ra đời khi nhận ra rằng chủ nghĩa hiện đại chưa thực sự đáp ứng được tính hài hòa, đối xứng trong các công trình kiến trúc. Không tuân theo bất kỳ một nguyên tắc hay tính thẩm mỹ nào cụ thể, kiến trúc giải tỏa kết cấu chính là làm biến dạng và rối loạn các yếu tố về bố cục về bề mặt khiến nó trở nên khó nắm bắt hơn bao giờ hết.

Một công trình lạ mắt đến từ kiến trúc giải tỏa kết cấu

Một công trình lạ mắt đến từ kiến trúc giải tỏa kết cấu

Sự thật thú vị

Kiến trúc hiện đại khác với kiến trúc đương đại

Có một sự thật thú vị rằng hầu hết mọi người đều dễ dàng bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm kiến trúc hiện đại và kiến trúc đương đại. Trên thực tế, hai lối kiến trúc này đều giống nhau tuy nhiên kiến trúc hiện đại chỉ khoảng thời gian những năm 1960 còn kiến trúc đương đại là sự kết hợp các nền kiến trúc từ 1960 cho đến hiện nay.

Những ngôi nhà hiện đại dường như quá lạnh lẽo

Những ngôi nhà hiện đại thường chú trọng vào những khoảng không gian và loại bỏ những đồ vật trang trí được cho là không cần thiết. Điều này khiến cho các thiết kế kiến trúc hiện đại tuy sang trọng nhưng có phần trống trải tạo cảm giác lạnh lẽo, thiếu hơi ấm gia đình.

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về kiến trúc hiện đại, hy vọng bài viết đã đem tới cái nhìn tổng quan nhất cho các bạn về trường phái nghệ thuật này.

Kiến Trúc Akisa
Kiến Trúc Akisa

Với hành trình hơn 10 năm thành lập và phát triển, Kiến trúc Akisa tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế, thi công kiến trúc & nội thất trọn gói. Đồng hành cùng quý khách hàng là đội ngũ chuyên gia, KTS "Nhân - Đức - Trí - Tín" và luôn mang trong mình SỨ MỆNH đem đến cho khách hàng những công trình "Đẳng Cấp - Chất Lượng" để góp phần giúp cuộc sống của khách hàng không chỉ SỐNG mà còn là TẬN HƯỞNG.

NHẬN ƯU ĐÃI & TƯ VẤN

Với hành trình hơn 10 năm thành lập và phát triển, Kiến trúc Akisa tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế, thi công kiến trúc & nội thất trọn gói. Đồng hành cùng quý khách hàng là đội ngũ chuyên gia, KTS "Nhân - Đức - Trí - Tín" và luôn mang trong mình SỨ MỆNH đem đến cho khách hàng những công trình "Đẳng Cấp - Chất Lượng" để góp phần giúp cuộc sống của khách hàng không chỉ SỐNG mà còn là TẬN HƯỞNG. Hãy tận hưởng các ưu đãi để sở hữu ngay một không gian sống và làm việc tiện nghi, hiện đại và đẳng cấp!

  • 🎁 Giảm tới 50% phí thiết kế khi thi công trọn gói

  • 🎁 Miễn phí khảo sát hiện trạng đất/nhà (trực tiếp tận nơi công trình)

  • 🎁 Miễn phí thiết kế cổng và tường rào

  • 🎁 Miễn phí 3D sân vườn tiểu cảnh (<=500m2)

  • 🎁 Hỗ trợ toàn bộ hồ sơ giấy phép xây dựng

  • 🎁 Miễn phí giám sát tại công trình

  • 🎁 Miễn phí tư vấn phong thuỷ

  • 🎁 Tặng video reivew nhà

  • 🎁 Tặng quà tân gia khi thiết kế thi công trọn gói

Đăng ký tư vấn

Sau khi nhận được yêu cầu của Quý khách, tư vấn viên của Akisa sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất

Đăng ký tư vấn
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN
& NHẬN BÁO GIÁ
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

Biệt thự đẹp 3 miền