Cẩm nang A-Z về Kiến trúc Nhật Bản

18:05 - 07/09/2022

Nhật Bản được biết đến là đất nước mặt trời mọc nơi có những con người đầy tính kỉ luật, chăm chỉ, chịu khó. Mặc cho thiên tai hoành hành, động đất, sóng thần luôn là nỗi đe dọa lớn cho xứ sở này nhưng Nhật Bản vẫn là một cường quốc phát triển hàng đầu thế giới về khoa học, công nghệ và kinh tế. Bên cạnh những tiến bộ về kĩ thuật thì xứ sở hoa anh đào còn là nơi sản sinh ra những công trình kiến trúc độc đáo. Kiến trúc Nhật Bản là kết tinh của nhiều nền kiến trúc trên thế giới như Trung Quốc, Triều Tiên, hay các quốc gia phương Tây,.. hoà cùng nét mộc mạc, truyền thống của người Nhật để tạo nên những công trình đặc sắc với ý tưởng thiết kế bắt mắt, đơn giản nhưng tinh tế như chính con người nơi đây. 

Kiến trúc Nhật Bản qua từng thời kỳ

Kiến trúc Nhật Bản phát triển dựa trên ảnh hưởng của Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Kể từ thời kỳ hiện đại, văn hóa phương Tây cũng có ảnh hưởng, nhưng đồng thời, phong cách kiến ​​trúc độc đáo của Nhật Bản đã phát triển, hòa nhập với môi trường tự nhiên và văn hóa truyền thống để tạo nên một nền kiến trúc độc đáo. Theo tiến trình văn hoá và lịch sử, kiến trúc Nhật Bản cũng được chia ra làm những giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn lại mang một vẻ đẹp riêng từ đó tạo nên một tổng nền kiến trúc đa sắc màu. Khác với kiến trúc phương Tây, kiến trúc Nhật Bản chủ yếu sử dụng cột và dầm bởi vậy mà những thiết kế theo lối kiến trúc này rất được ưa chuộng ngày nay.

Các thời kỳ kiến trúc Nhật Bản

Các thời kỳ kiến trúc Nhật Bản

Kiến trúc thời kỳ tiền sử

Kiến trúc Nhật Bản để lại nhiều dấu ấn và có sự thay đổi vào khoảng những năm 57 trước công nguyên. Trong thời kì này, Nhật Bản để lại nhiều thành tựu với những ngôi nhà truyền thống được xây dựng từ những vật liệu thô sơ, quen thuộc như gỗ, đất,... Mãi đến sau này, khi có sự giao lưu và tiếp biến văn hoá với các quốc gia trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc thì kết cấu nhà truyền thống của người Nhật đã có sự thay đổi rõ rệt, vật liệu cũng phức tạp hơn với các khối đá lớn, những cây gỗ lớn được, được  những bàn tay khéo léo chế tác nhưng hầu như vẫn còn khá thô sơ. Hiện nay, do sự phá huỷ, bào mòn bởi thời gian, thiên tai nên các công trình này chỉ còn trên những bản mô phỏng và tranh vẽ. Có thể nói, ở thời kì này thì gỗ đóng vai trò quan trọng trong các công trình kiến trúc Nhật Bản thời tiền sử.

Vào khoảng năm 57 trước Công Nguyên lịch sử Nhật Bản bắt đầu có những chuyển hướng rõ rệt, thay vì sử dụng gỗ và sàn đất trong công trình thì những thiết kế ở khoảng những năm 660 sau Công nguyên các toà nhà được xây dựng chủ yếu bằng gỗ thiết kế theo phong cách sân vườn, bên cạnh những ngôi nhà gỗ mộc mạc là những khu vườn nhỏ xinh, thanh mát. Lối thiết kế này cũng ảnh hưởng rất lớn đến kiến trúc Nhật Bản giai đoạn sau này và cả kiến trúc phương Tây tiêu biểu là kiến trúc sư Frank Wright cũng đã học hỏi khá nhiều từ ý tưởng này.

Kiến trúc Nhật Bản thời tiền sử - sáng tạo và phát triển 

Kiến trúc Nhật Bản thời tiền sử - sáng tạo và phát triển 

Người Nhật luôn đề cao yếu tố tâm linh và đức tin trong cuộc sống, họ tin vào Thần thánh nên  xây dựng những ngôi đền lớn nhằm cầu cho mưa thuận gió hoà, hạn chế thiên tai, người khang vật thịnh. Trong giai đoạn sơ khai này, những công trình kiến trúc tiêu biểu phải kể đến là những đền thờ.

Tìm hiểu: 11 vật liệu phổ biến trong kiến trúc hiện đại

Thời kỳ trung cổ

Nara cổ - kiến trúc thời kỳ trung đại Nhật Bản

Nara cổ - kiến trúc thời kỳ trung đại Nhật Bản

Kiến trúc Nhật Bản thời trung cổ mượn nhiều chi tiết ở Trung Quốc và Hàn Quốc, tuy nhiên vẫn có những nét riêng biệt có thể kể đến như công trình Chùa Phật giáo Horyuji, tu viện được xây dựng xung quanh Nara, thủ đô đầu tiên của Nhật Bản… Tất cả đều mang nét đặc trưng riêng của thời kỳ trung cổ, phần lớn các ngôi nhà thường xây cao tầng, sử dụng mái dốc được phân biệt bởi những dấu ngoặc  khiến cho những công trình thời kỳ này trở nên hoài cổ, cổ kính hơn bất cứ khi nào.

Thời kỳ đầu cận đại

Trong lịch sử văn hóa, thời kỳ Momoyama thường đề cập đến khoảng thời gian từ năm 1573 khi Mạc phủ Muromachi sụp đổ và năm 1615 khi gia tộc Toyotomi bị lật đổ. Trong thời kỳ này, kiến ​​trúc lâu đài đã được phát triển; lâu đài tháp được xây dựng như một biểu tượng đại diện cho quyền lực và những bức tranh lộng lẫy được vẽ trên vách ngăn để thể hiện kỷ nguyên thống nhất đất nước. Các nghi lễ trà, bắt đầu từ thời Muromachi, được phát triển đến mức hoàn thiện bởi SEN no Rikyu và một phong cách kiến ​​trúc mới cho chashitsu (phòng trà) ra đời.

Sensoji - công trình tiêu biểu thời kỳ đầu cận đại

Sensoji - công trình tiêu biểu thời kỳ đầu cận đại

Trong giai đoạn này, các ngôi nhà tư nhân cũng dần phát triển, áp dụng một phần các đặc điểm của phong cách Shoin-zukuri. Trong lĩnh vực kiến ​​trúc chùa chiền, các nhà thờ lớn (sảnh chính), chẳng hạn như đền Zenkoji và chùa Sensoji, được xây dựng để chứa một số lượng lớn tín đồ.

Thời kỳ hiện đại

Giống như các thành tố khác của văn hoá, yếu tố chính trị ảnh hưởng rất lớn đến phong cách kiến trúc. Vào cuối thời Mạc phủ Tokugawa, ảnh hưởng của phương Tây trong kiến ​​trúc bắt đầu thể hiện trong các tòa nhà gắn liền với quân đội và thương mại, đặc biệt là các cơ sở hải quân và công nghiệp. Sau khi Thiên hoàng Minh Trị được phục hồi quyền lực, Nhật Bản bắt đầu quá trình phương Tây hóa nhanh chóng dẫn đến nhu cầu về các loại hình công trình mới như trường học, ngân hàng và khách sạn. Kiến trúc đầu thời Minh Trị ban đầu bị ảnh hưởng bởi kiến ​​trúc thuộc địa ở các cảng hiệp ước Trung Quốc như Hồng Kông.

Omotesando của TOD

Omotesando của TOD

Tại Nagasaki, thương nhân người Anh Thomas Glover đã xây dựng ngôi nhà của riêng mình theo một phong cách như vậy bằng cách sử dụng kỹ năng của những người thợ mộc địa phương. Ảnh hưởng của ông đã giúp ích cho sự nghiệp của kiến ​​trúc sư Thomas Waters, người đã thiết kế Xưởng đúc tiền Osaka vào năm 1868, một tòa nhà dài, thấp bằng gạch và đá với phần mái ở giữa.

Tại Tokyo, Waters thiết kế Bảo tàng Thương mại, được cho là tòa nhà bằng gạch đầu tiên của thành phố.  Kiến trúc Nhật Bản cuối của thế kỷ 19 đã đạt được kết quả khá xa lạ với sự nhạy cảm truyền thống của Nhật Bản. Các tòa nhà chính thức và công cộng quy mô lớn không còn được xây dựng bằng gỗ mà bằng gạch cốt thép, đôi khi được ốp đá, theo phong cách châu Âu. Bê tông cốt thép được giới thiệu vào thời Taisho, cho phép không gian nội thất lớn hơn.

Thời kỳ đương đại

Nhật Bản ngày nay được nhân loại biết đến là quốc gia có sự phát triển khá mạnh ở các lĩnh vực khoa học và công nghệ cao. Trong thời kì này, ở Nhật lại nổi lên nhiều xu hướng kiến trúc độc đáo với nhiều nét đặc trưng riêng nổi bật như kiến trúc sư Fumihiko Maki, Kenzo Tange, Kisho Kurokawa,... Những thiết kế xuất hiện với dáng dấp mới mẻ, độc lạ, đem lại cảm giác thú vị cho người trải nghiệm.

Công trình kiến trúc thời kỳ đương đại, cảm hứng chủ nghĩa tối giản

Công trình kiến trúc thời kỳ đương đại, cảm hứng chủ nghĩa tối giản

song những yếu tố văn hoá truyền thống giống như một mạch máu ngầm chảy trong cảm hứng thiết kế cũng như trong cuộc sống đời thường. Người Nhật đề cao lối sống đơn giản, trung thành với kiểu nhà có sân vườn đem lại cảm giác thoải mái, tràn đầy năng lượng. Những thiết kế ấy được đánh giá cao bởi giới yêu nghệ thuật trên khắp thế giới với phong cách rất riêng, rất Nhật Bản. Đánh giá “nghệ thuật của việc tạo nên sự trống trải” có thể nói là rất chính xác khi đánh giá về kiến trúc Nhật Bản đương đại.

Đặc điểm chung của kiến trúc Nhật Bản

Kiến trúc Nhật Bản là một trong những kho tàng kiến trúc được nhiều người ưa chuộng bởi con người xứ sở hoa anh đào rất yêu thiên nhiên và theo quan niệm của họ cuộc sống phải đảm bảo sự cân bằng và chất lượng sống cao nhất. Có lẽ bởi vậy mà cho dù là những công trình truyền thống hay những thiết kế hiện đại thì kiến trúc Nhật bản vẫn có một nét gì đó rất riêng, rất lạ, mang đậm phong cách và dấu ấn văn hoá và con người Nhật. Cho dù là kiến trúc truyền thống hay hiện đại thì kiến trúc Nhật Bản vẫn luôn mang một màu sắc riêng, một nét rất Nhật.

Kiến trúc Nhật - thiết kế cho cuộc sống an bình 

Kiến trúc Nhật - thiết kế cho cuộc sống an bình 

Gần gũi với thiên nhiên

Một trong những đặc điểm rõ nhất  trong kiến trúc Nhật Bản phải kể đến đó là yếu tố thiên nhiên, dù là công trình truyền thống cổ kính hay những công trình hiện đại, tân tiến thì thiên nhiên, môi trường vẫn là yếu tố hàng đầu được ưu tiên bởi người Nhật rất yêu thiên nhiên, mọi thiết kế luôn luôn phải song hành cùng thiên nhiên, điển hình là những tòa nhà có cây xanh bao quanh. Neil Jackson, chuyên gia về các công trình kiến trúc Nhật Bản đã đưa ra nhận định rằng: "Điều này đã ăn sâu vào tâm thức của người Nhật từ rất lâu rồi".

Gần gũi, gắn bó với thiên nhiên có lẽ là hệ quả của những lần mà con người nơi đây phải gồng mình chống chọi lại với thiên tai, bão lũ, sóng thần nên mọi công trình khi thiết kế ra không chỉ cần đảm bảo cấu trúc, kỹ thuật hay thẩm mỹ mà còn cần thân thiện với môi trường, gần gũi với thiên nhiên.

Thiên nhiên - “nguồn dinh dưỡng” và sự gắn bó với lối kiến trúc Nhật Bản 

Thiên nhiên - “nguồn dinh dưỡng” và sự gắn bó với lối kiến trúc Nhật Bản 

Có thể thấy ở những công trình kiến trúc Nhật Bản thường có không gian mở khá linh hoạt, thậm chí nó còn được ứng dụng vào cả các khu đô thị giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và khiến cho tổng quan kiến trúc trở nên “xanh” hơn bao giờ hết, trái ngược hoàn toàn với những đô thị chật hẹp, bí bách thông thường.

Trong tâm thức của người Nhật Bản, chẳng có khái niệm nào gọi là môi trường thiên nhiên hay môi trường nhân tạo cả, mà chỉ đơn giản là thiên nhiên mà thôi. Thế mới thấy, trong tiềm thức của con người xứ sở mặt trời mọc thiên nhiên luôn được ưu tiên và được đặt lên hàng đầu. Mặc cho những thiên tai luôn rình rập nhưng với họ, bà mẹ thiên nhiên luôn là nơi cho họ nguồn sống tươi mát và trách nhiệm của họ là gìn giữ và bảo vệ những luồng tươi mới của đất trời.

Thiết kế tối giản

Kiến trúc nhà ở Nhật Bản hiện đại theo chủ nghĩa tối giản

Kiến trúc nhà ở Nhật Bản hiện đại theo chủ nghĩa tối giản

Nhật Bản - một quốc gia với nhiều thành phố lớn, đông dân, mật độ dân số lớn thì vấn đề nhà ở, diện tích, không gian luôn là một vấn đề lớn, để giải quyết vấn đề ấy thì một phong cách thiết kế tối giản được ra đời. Thiết kế này khiến cho những căn hộ nhỏ trở thành sự lựa chọn hoàn hảo với đông đảo người dân xứ sở hoa anh đào. Theo đó, phong cách thiết kế với cách bố trí gọn gàng, xử lý nội thất tinh tế phát huy tác dụng hoàn hảo, giúp “ăn gian" diện tích phòng, biến không gian tưởng chừng nhỏ hẹp trở nên tiện nghi hơn. Mỗi ngôi nhà thiết kế theo phong cách Nhật Bản tối giản không chỉ đơn giản là nghệ thuật sắp đặt mà ẩn bên trong còn là lối sống vô cùng tuyệt vời của người Nhật.

Đồ nội thất tối giản nhưng đề cao công năng sử dụng

Một điểm khá đặc trưng của kiến trúc Nhật Bản thường thấy đó là thiết kế đề cao công năng sử dụng, tối giản nội thất và các chi tiết. Khi thiết kế nhà ở hay bất kì một công trình nào các kiến trúc sư cũng phải cân nhắc và tính toán một cách tỉ mỉ sao cho ít nội thất và chi tiết trang trí nhất có thể bởi người Nhật luôn hướng tới sự tối giản, gọn gàng nhưng lại mang nét đẹp vô cùng tinh tế. Từ bàn trà cho đến tủ đồ đều được thiết kế bằng gỗ rất đẹp mắt và tinh tế. Cửa ra vào thay vì cửa mở như thường thì người Nhật thiết kế cửa kéo, cửa đẩy để tối ưu không gian sử dụng. Theo đó, cánh cửa tủ cũng được thiết kế tương tự như cửa ra vào vì vậy mà căn phòng trở nên gọn gàng, thoáng đãng hơn. Hay với giường ngủ cũng có sự sáng tạo vô cùng đặc biệt, người Nhật sử dụng đệm trải ra và nằm trực tiếp trên sàn,...

Nội thất gỗ đề cao công năng trong kiến trúc nhà ở Nhật

Nội thất gỗ đề cao công năng trong kiến trúc nhà ở Nhật

Thật thiếu sót nếu một không gian được thiết kế theo phong cách nội thất Nhật Bản lại thiếu đi những sản phẩm nội thất truyền thống. Khi nhắc đến nội thất Nhật Bản chúng ta thường sẽ nghĩ đến nhiều nhất những sản phẩm như: cửa trượt Shoji, chiếu Tatami…

Nội thất được tối giản hóa trong những thiết kế của người Nhật

Nội thất được tối giản hóa trong những thiết kế của người Nhật

Cửa trượt truyền thống Nhật được làm từ khung gỗ và giấy mờ mịn. Tận dụng được nhiều ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên hiện nay với sự thay đổi của vật liệu nội thất để phù hợp với lối sống hiện đại. Nhiều nơi sử dụng kính thay cho giấy mờ. Cửa trượt rất phù hợp với những căn nhà có diện tích nhỏ hẹp. Đây là sự thay thế hoàn hảo cho những bức tường kín cố định trong nhà ở hiện nay. Bên cạnh đó, chiếu tatami là một loại chiếu cói truyền thống của người Nhật. Chiếu được làm từ rơm khô và đan với nhau, có độ đàn hồi và khả năng cách nhiệt tốt. Vì được làm từ chất liệu tự nhiên nên chiếu tatami tạo cảm giác thoải mái khi ngồi lên. Đặc biệt chúng luôn mát mẻ vào mùa hè và giữ nhiệt vào mùa đông.

Yếu tố phong thuỷ

Một yếu tố rất quan trọng trong kiến trúc Nhật Bản không thể không nhắc tới phong thuỷ, bởi theo quan niệm của người Nhật, phong thuỷ  tác động trực tiếp lên môi trường sống vì vậy họ rất đề cao yếu tố này. Với mọi công trình kiến trúc kiến trúc sư luôn phải cân bằng giữa các yếu tố âm - dương trong nhà, mọi yếu tố, chi tiết trong nhà đều được thiết kế một cách chỉn chu, có tính toán để công trình hài hoà về thẩm mỹ, kết cấu mà còn đảm bảo được phong thuỷ tốt. Chính vì vậy tính âm dương và ngũ hành là một chuẩn mực cho những thiết kế ở xứ sở hoa anh đào.

Phong thuỷ và sự hoà hợp âm - dương, hung - cát trong kiến trúc Nhật Bản

Phong thuỷ và sự hoà hợp âm - dương, hung - cát trong kiến trúc Nhật Bản

Người Nhật họ coi trọng “gia tướng” hơn “mộ tướng”. “Tướng nhà” không chỉ gồm tính toán phương vị cát hung và các vấn đề về phương vị, mà đôi khi còn kết hợp cả tướng tay, tướng mặt. Có khi còn bao gồm cả tính toán phương vị ngày giờ cát hung khi ra khỏi cửa hoặc khởi hành đi đâu đó. Người Nhật chú trọng ngày tốt kiêng kỵ ngày xấu. Trên nhiều loại lịch ở Nhật đều có ghi chú cát hung ở dưới. Trong đó, ngày Đại An là ngày Hoàng Đạo, mọi sự đều hanh thông, cát lợi. Còn ngày Phật Diệt là ngày cực xấu, mọi chuyện đều không được như ý, làm gì cũng cần phải tránh ngày này.

Phong thuỷ - đức tin vào cuộc sống bình yên và tràn đầy hạnh phúc

Phong thuỷ - đức tin vào cuộc sống bình yên và tràn đầy hạnh phúc

Ngoài ra, do khác biệt rất lớn về mặt địa lý, quan niệm về phương vị của thuật gia tướng Nhật Bản khác biệt rất nhiều so với thuật phong thủy Dương trạch. Phong thủy Dương trạch lấy “tọa Bắc triều Nam” làm cơ sở, trong khi thuật gia tướng coi trọng trục Tây Bắc - Đông Nam. Với người Nhật, một ngôi nhà lý tưởng có cửa chính hướng ra phương Đông, Đông Nam hoặc Nam. Trước cửa trồng nhiều cây cối hoa cỏ, vừa làm đẹp cho ngôi nhà, vừa tạo ra sự chuyển hóa âm dương liên tục, tạo sinh khí cho ngôi nhà.

Điểm riêng độc đáo của mỗi thời kỳ kiến trúc Nhật Bản

Với quan niệm của người Việt là “tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” là những công việc quan trọng của cả một đời người, và người Nhật cũng vậy, để xây dựng một ngôi nhà, họ quan tâm đến rất nhiều yếu tố, lâu dần hình thành những thói quen và tạo thành một nét đẹp văn hóa trong kiến trúc, mang đậm dấu ấn và màu sắc trong từng chi tiết. Những ngôi nhà đơn giản nhưng tinh tế, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp tri thức của đất nước Nhật Bản, con người Nhật Bản.

Nét độc đáo và sự sáng tạo trong kiến trúc Nhật Bản 

Nét độc đáo và sự sáng tạo trong kiến trúc Nhật Bản 

7 yếu tố độc đáo của kiến trúc truyền thống Nhật Bản

Gỗ

Gỗ được coi là sản phẩm chủ đạo trong những công trình kiến trúc truyền thống của người Nhật bởi khi lựa chọn chất liệu đưa vào xây dựng người Nhật luôn đề cao tính bền, tuổi thọ và vòng đời của một sản phẩm, vật liệu vì vậy lựa chọn gỗ để phù hợp với điều kiện tự nhiên mưa nhiều, bão lũ, thiên tai là một điều tất yếu.

Gỗ - vật liệu quý và óc sáng tạo của kiến trúc Nhật Bản

Gỗ - vật liệu quý và óc sáng tạo của kiến trúc Nhật Bản

Gỗ là một chất liệu có từ thiên nhiên, độ bền cao, có sức bền và tính thẩm mỹ nên đa số các công trình ở xứ sở hoa anh đào đều được sử dụng chất liệu này. Có thể thấy gỗ không chỉ sử dụng làm cột nhà, khung mái, khung cửa, nền đất, dầm, cột,... mà còn được ứng dụng vào cả nội thất đem lại một không gian truyền thống ấm cúng, thân quen.

Mái nhà

Kiến trúc Nhật Bản thường có đặc trưng là có một mái nhà lớn và mái hiên sâu để bảo vệ ngôi nhà, tránh ánh nắng của mùa hè nóng bức và tránh mưa. Mái nhà được thiết kế dốc xuống phía dưới để nước mưa có thể thoát một cách dễ dàng.

Mái nhà mang phong cách và sự sáng tạo trong lối thiết kế Nhật

Mái nhà mang phong cách và sự sáng tạo trong lối thiết kế Nhật

Một điểm đặc biệt của ngôi nhà truyền thống Nhật Bản đó chính là việc mở rộng phần mái hay còn gọi là “mái hiên” theo cách nói của người Việt để che mưa không hắt vào không gian bên trong của nhà gây mối mọt, hỏng đồ nội thất, không chỉ vậy nó còn đóng vai trò như một mái che dài cho phần hiên nhà tạo không gian thân thiện gần gũi với thiên nhiên và có thể làm nơi vui chơi, tắm nắng vào buổi sáng.

Về phần mái nhà ở kiến trúc Nhật truyền thống khá đa dạng về phong cách, kiểu dáng, người ta chia thành 3 loại như:Yosemune, Kirizuma, và Irimoya. Có rất nhiều vật liệu khác nhau được sử dụng trong việc xây dựng mái nhà, bao gồm: Rơm, tre, gạch, đá, sắt mạ kẽm và nhôm song dù có dùng vật liệu nào thì thiết kế vẫn cần đảm bảo nét đặc trưng truyền thống trong thiết kế.

Chiếu Tatami

Tatami là một loại chiếu  không thể thiếu trong kiến trúc truyền thống Nhật Bản, nó mang lại không gian rất riêng biệt mà ta không thể tìm thấy ở bất kỳ sản phẩm thay thế nào khác. Từ “tatami” có nguồn gốc từ động từ “tatamu” trong tiếng Nhật, có nghĩa là “gấp, xếp”, được dùng để chỉ vật mỏng trải trên sàn nhà và có thể xếp gọn ở Nhật Bản. Vào thời kỳ Heian (794-1185), chiếu tatami được bện từ rơm, có vỏ bao bằng cỏ bên ngoài, là vật dụng chỉ có thể được Thiên Hoàng và hoàng tộc nói chung sử dụng để làm phần sàn nhà êm ái và dễ chịu hơn.

Chiếu Tatami - nét đẹp văn hoá Nhật

Chiếu Tatami - nét đẹp văn hoá Nhật

Tuy nhiên về sau nó được trở nên phổ biến và thông dụng hơn, dần trở thành một nét đặc trưng rất riêng của kiến trúc Nhật. Chiếu Tatami đem lại cảm giác dễ chịu, êm ái bởi nó được tạo bởi rơm hoặc sợi bện lại với nhau thành các tấm thảm lớn sau đó sẽ được ghép lại với nhau.

Có một luật bất thành văn ở xứ sở hoa anh đào rằng khi bước vào phòng có trải chiếu tatami, tuyệt đối phải cởi giày dép ra để ở bên ngoài. Vì vậy, khi đi chân trần ta hoàn toàn có thể cảm nhận được sự đàn hồi và êm ái của lớp tatami dưới chân.

Shoji và Fusuma

Trong kiến trúc truyền thống Nhật Bản, những thiết kế thường không sử dụng kính mà dùng Shoji, đây chính là mẫu cửa trượt được làm bằng giấy mờ dán trên khung gỗ. Chúng được sử dụng cho bức tường ngoại và nội thất để giúp tối ưu ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài.

Shoji và Fusuma - thiết kế tối giản và thông minh cho không gian sống

Shoji và Fusuma - thiết kế tối giản và thông minh cho không gian sống

Fusuma chính là những tấm trượt có công năng sử dụng như là những cánh cửa ra vào, hay cũng có thể coi đây là bức tường chắn. Những tấm trượt này hay được sử dụng trong nội thất truyền thống nhật bản để làm tăng tính linh hoạt cho cấu trúc phòng ở và còn tiết kiệm diện tích.

Irori

Irori được coi là một thứ rất thiêng liêng bởi bếp như một nơi gìn giữ hơi ấm, giữ lửa hạnh phúc và là nơi kết nối tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Irori là bếp lò truyền thống kiểu Nhật, vừa có thể nấu ăn, vừa có thể sưởi ấm. Bếp có hình dạng hố vuông đặt âm sàn, thường được làm bằng gỗ hoặc đá. Bên trong chứa tro và cát, phía trên treo móc sắt gọi là jizaikagi. Jizaikagi dùng để móc nồi, ấm,... bên trên hố lửa. Móc có thể tự điều chỉnh lên xuống nhằm tăng giảm nhiệt độ khi nấu ăn. Jizaikagi thường có hình con cá, hoặc cây búa thần (uchide no kozuchi) của thần Daikokuten (ông là 1 trong 7 vị thần phúc của Nhật - Shichifukujin, là vị thần bảo hộ cho sự Thịnh Vượng, Nông Nghiệp và quản chuyện nhà bếp).

Bếp Irori - nơi giữ lửa và kết nối yêu thương

Bếp Irori - nơi giữ lửa và kết nối yêu thương

Trong kiến trúc của một ngôi nhà truyền thống, bếp irori thường được đặt giữa phòng khách, là trung tâm diễn ra nhiều hoạt động trong ngôi nhà. Một phần nữa là bếp không có ống khói thông ra ngoài, lâu ngày khói nhuộm đen mái nhà là cách hữu hiệu ngăn mối mọt tấn công phần mái cho ngôi nhà cổ.

Engawa

Engawa là nét đặc trưng rất độc đáo của kiến trúc Nhật Bản, cũng tương tự như ban công tại nhà các nước phương Tây. Tuy nhiên, nó gắn liền với văn hoá Aimai chỉ có tại Nhật. Engawa gồm những tấm ván gỗ dài được gắn vào rìa của ngôi nhà, được sử dụng như một hành lang hoặc lối ra hay theo quan niệm người Việt đây được gọi là “hiên nhà”. Engawa giúp che chắn nắng cao độ chiếu trực tiếp vào trong nhà, hấp thụ ánh nắng sưởi ấm không gian toàn thể căn nhà vào những ngày mùa đông lạnh giá. 

Egawa - nét đẹp truyền thống và sự hòa hợp với thiên nhiên 

Egawa - nét đẹp truyền thống và sự hòa hợp với thiên nhiên 

Engawa là một sự sáng tạo vô cùng độc đáo của các bậc tiền nhân trong việc dung hòa giữa cuộc sống của mình với thiên nhiên xung quanh. Đây cũng là nơi các thành viên trong gia đình có thể thư giãn, uống trà, chơi cờ, trò chuyện. Giản dị và đơn sơ, Engawa là hình ảnh thân thương, gắn kết với tuổi thơ, với gia đình của người Nhật.

Genkan

Nếu bạn ở đất nước Nhật Bản, khi đến thăm nhà ai đó, bạn phải bước qua Genkan - đón khách của các nhà kiểu Nhật rồi mới vào đến nhà chính. Genkan đọc theo tiếng Hán Việt là “Huyền Quan”, dịch nôm na là “ Cổng vào cõi thâm sâu, huyền bí”, thuở xưa được dùng để gọi cổng đi vào những thiền viện.

Genkan - nét độc đáo mang dấu ấn của tính cách Nhật 

Genkan - nét độc đáo mang dấu ấn của tính cách Nhật 

Đến thế kỷ thứ 17, tầng lớp võ sĩ lần đầu tiên xây dựng Genkan trong nhà và từ đó Genkan đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản. Ngày nay, Genkan được xem như ranh giới về mặt tâm lý giữa thế giới bên ngoài và bên trong ngôi nhà. Là ấn tượng đầu tiên về ngôi nhà cũng như gia chủ. Genkan thường nằm thấp hơn sàn nhà và có nền khác với màu sắc, chất liệu của bên trong ngôi nhà. Những vật dụng cơ bản đặt ở Genkan là tủ đựng giày dép (Getabako), cây treo nón, áo khoác và một số vật dụng trang trí như bàn, tranh ảnh, lọ hoa…

Những nét độc đáo trong kiến trúc đô thị hiện đại Nhật Bản

Một đất nước với diện tích nhỏ bé chỉ khoảng 378.000 km² lại chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, thiên tai nên mọi thiết kế cần phải có sự tính toán tỉ mỉ, chi tiết để phù hợp với hoàn cảnh cũng như môi trường sống nhưng vẫn cần đảm bảo thẩm mỹ và nét đặc trưng truyền thống của Nhật Bản. Những công trình đi cùng năm tháng, in đậm dấu vết của thời gian như Tượng đài Hiroshima - một biểu tượng của hoà bình, điểm lý tưởng cho những người yêu thích vẻ đẹp hoài cổ bởi nơi đây gợi con người ta nhớ về quá khứ, là nhân chứng sống để khóc về một thời bi ai của Nhật Bản, của bức xạ hạt nhân.

Tượng đài Hiroshima

Tượng đài Hiroshima

Đối với những công trình kiến trúc cộng đồng, trí thông minh và sự sáng tạo của trí óc Nhật đã được sử dụng một cách tinh tế. Những bàn tay khéo léo ấy đã phát huy để tạo nên những kiệt tác, là điểm nhấn của tạo hoá và có ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày.

Tình yêu và hạnh phúc là nhu cầu và mong muốn của bất kỳ ai, để ghi dấu lại những kỉ niệm khó phai của ngày cưới, ngày chung đôi, Nhà nguyện Ribbon ở Hiroshima là nơi dành riêng cho các cặp tình nhân tổ chức hôn lễ tại Bella Vista Sakai Gahama resort do công ty kiến trúc NAP thiết kế, nhà nguyện Ribbon ở Hiroshima ngày nay đã trở nên nổi tiếng với mọi du khách khi đến thăm nơi này bởi chính thiết kế ấn tượng và vô cùng độc đáo. Từng là công trình tuyệt đẹp nhận được Giải thưởng Leaf Awards 2015, nhà nguyện Ribbon Chapel thu hút ánh nhìn từ hai cầu thang hình xoắn ốc mềm mại uốn lượn từ chân đến đỉnh, bao quanh 360 độ tòa nhà.

Nhà nguyện Ribbon

Nhà nguyện Ribbon

Tháp Tokyo Skytree chính là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất ở Nhật, với chiều cao lên đến 634m, đây là ngọn tháp truyền hình cao nhất thế giới hiện nay, một tuyệt tác kiến trúc tuyệt đẹp từ chính trí tuệ bậc thầy và tinh hoa nghệ thuật truyền thống của người Nhật. Tokyo Skytree còn quyến rũ tâm hồn mỗi du khách khi ngắm nhìn vẻ đẹp rực rỡ và sống động của công trình với màu sắc thay đổi theo bốn mùa vào từng ngày khác nhau. sự cuốn hút diệu kỳ của toà tháp này làm nao lòng người chiêm ngưỡng.

Tokyo Skytree - niềm tự hào của nền kiến trúc Nhật Bản

Tokyo Skytree - niềm tự hào của nền kiến trúc Nhật Bản

Tạm kết

Tựu chung lại, Nhật Bản không chỉ được biết đến là nơi đón ánh hừng đông đầu tiên của thế giới hay những cành hoa anh đào phớt hồng đậm sắc hương, mà quốc gia ấy còn để lại dấu ấn khó phai về nền kiến trúc. Kiến trúc Nhật Bản với những công trình nhà ở tinh tế, nơi hoạt động tôn giáo tín ngưỡng đầy màu sắc của sự huyền bí và đức tin. Không chỉ vậy, phong cách thiết kế còn mang đậm lối sống Nhật và văn hoá Nhật. Cho dù hàng năm nơi đây chịu không ít thiệt hại do thiên tai đem lại nhưng với bản tính và sự sáng tạo bất tận của trí óc Nhật, thì có thể nói, phong cách kiến trúc sẽ là một món quà khó phai trong lòng người tham quan và nghiên cứu. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về lịch sử, đặc điểm nổi bật và cả những kiệt tác kiến trúc Nhật Bản qua các thời kỳ.

Kiến Trúc Akisa
Kiến Trúc Akisa

Với hành trình hơn 10 năm thành lập và phát triển, Kiến trúc Akisa tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế, thi công kiến trúc & nội thất trọn gói. Đồng hành cùng quý khách hàng là đội ngũ chuyên gia, KTS "Nhân - Đức - Trí - Tín" và luôn mang trong mình SỨ MỆNH đem đến cho khách hàng những công trình "Đẳng Cấp - Chất Lượng" để góp phần giúp cuộc sống của khách hàng không chỉ SỐNG mà còn là TẬN HƯỞNG.

NHẬN ƯU ĐÃI & TƯ VẤN

Với hành trình hơn 10 năm thành lập và phát triển, Kiến trúc Akisa tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế, thi công kiến trúc & nội thất trọn gói. Đồng hành cùng quý khách hàng là đội ngũ chuyên gia, KTS "Nhân - Đức - Trí - Tín" và luôn mang trong mình SỨ MỆNH đem đến cho khách hàng những công trình "Đẳng Cấp - Chất Lượng" để góp phần giúp cuộc sống của khách hàng không chỉ SỐNG mà còn là TẬN HƯỞNG. Hãy tận hưởng các ưu đãi để sở hữu ngay một không gian sống và làm việc tiện nghi, hiện đại và đẳng cấp!

  • 🎁 Giảm tới 50% phí thiết kế khi thi công trọn gói

  • 🎁 Miễn phí khảo sát hiện trạng đất/nhà (trực tiếp tận nơi công trình)

  • 🎁 Miễn phí thiết kế cổng và tường rào

  • 🎁 Miễn phí 3D sân vườn tiểu cảnh (<=500m2)

  • 🎁 Hỗ trợ toàn bộ hồ sơ giấy phép xây dựng

  • 🎁 Miễn phí giám sát tại công trình

  • 🎁 Miễn phí tư vấn phong thuỷ

  • 🎁 Tặng video reivew nhà

  • 🎁 Tặng quà tân gia khi thiết kế thi công trọn gói

Đăng ký tư vấn

Sau khi nhận được yêu cầu của Quý khách, tư vấn viên của Akisa sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất

Đăng ký tư vấn
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN
& NHẬN BÁO GIÁ
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

Biệt thự đẹp 3 miền