Khám phá 8 Phong cách kiến trúc Châu Âu kinh điển
09:49 - 16/09/2022
Châu Âu là cái nôi của nền kiến trúc thế giới nơi đã sản sinh ra những phong cách kiến trúc đặc sắc, hãy cùng Akisa khám phá 8 phong cách kiến trúc Châu Âu vĩ đại nhất.
Khám phá: 500+ mẫu thiết kế biệt thự kiến trúc Châu Âu đẹp ngỡ ngàng
Nội dung bài viết
Kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại
Kiến trúc Hy Lạp và kiến trúc La Mã cổ đại là hai nền kiến trúc tiêu biểu và có sức ảnh hưởng, giá trị to lớn trong kiến trúc Châu Âu nói riêng và kiến trúc Thế giới nói chung.
Lịch sử hình thành
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại xuất hiện từ năm 900 TCN - Thế kỷ 1 sau Công nguyên. Kiến trúc La Mã cổ đại ra đời vào khoảng năm 590 TCN - Thế kỷ 4 sau Công nguyên. Đến ngày nay hai phong cách kiến trúc này vẫn được thế hệ sau gìn giữ và phát triển.
Đặc điểm
Kiến trúc La Mã ra đời sau và được phát triển dựa trên nền tảng sẵn có của kiến trúc Hy Lạp nên 2 phong cách kiến trúc này có nét những tương đồng như:
- Cột và dầm được làm bằng đá có kết cấu chịu lực tốt.
- Tập trung vào tính đối xứng và hình học trong thiết kế.
- Chủ yếu sử dụng mái vòm, chú trọng trang trí họa tiết công phu trên các cột.
Tuy nhiên hai nền kiến trúc này cũng có một số đặc trưng riêng biệt:
Hy Lạp | La Mã | |
Thức cột | Người Hy Lạp cổ đại xây dựng theo 3 loại thức cột chủ yếu là cột Doric, Ionic và Corinth | Người La Mã cổ đại phát triển thêm hai loại thức cột cách điệu hơn là cột Tuscan mang dáng dấp của Doric nhưng lại đơn giản hơn và cột Composte loại cột có nhiều hoa văn hơn cột Corinthian. |
Quy mô xây dựng | Các kiến trúc Hy Lạp tập trung đến yếu tố nghệ thuật, mọi thiết kế đều thể hiện hài hòa giữa phần cấu trúc và hoa văn trang trí. | La Mã cổ đại tập trung xây dựng các công trình có quy mô đồ sộ thể hiện quyền lực mạnh mẽ và trường tồn với thời gian |
Tổ hợp không gian | Kết cấu không gian của các công trình Hy Lạp nhỏ hơn và thường không nổi bật bằng kiến trúc La Mã. | Công trình kiến trúc La Mã cổ đại có phần đặc biệt hơn với độ phức tạp cao, công năng lớn, đáp ứng được các nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của con người. |
Một số công trình kiến trúc tiêu biểu
Những công trình kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại vẫn còn nguyên giá trị đến tận ngày nay, mang hơi thở của một thời đại lịch sử có sức ảnh hưởng lớn của nhân loại, có thể kể đến những công trình tiêu biểu như: Đấu trường La Mã, Parthenon, Pantheon, Agora, ….
Đền Parthenon thờ nữ thần Athena
Được xây dựng vào thế kỷ thứ V TCN ở Acropolis, trải qua nhiều năm tháng bị tàn phá bởi chiến tranh nhưng đền Parthenon vẫn là một trong những công trình kiến trúc đỉnh cao của Hy Lạp cổ đại. Công trình Parthenon là tiêu biểu cho lối kiến trúc Hy Lạp cổ đại với mặt bằng hình chữ nhật và có các cột bao quanh.
Đền thờ thần Zeus với chiều dài lên tới gần 100m
Đền thờ thần Zeus là công trình kiến trúc đồ sộ nhất nằm ngay trung tâm thành phố Athens. Đây là nơi thờ vị thần tối cao trong thần thoại Hy Lạp. Cấu trúc của đền thờ rất lớn gồm các cột dựng cao tới gần 100m.
Đền thờ thần Zeus hiện tại chỉ còn 15 cột trụ sót lại
Hiện tại đền chỉ còn lại 15 cột trụ bởi hậu quả nặng nề của chiến tranh. Mặc dù như vậy nhưng đền thờ thần Zeus vẫn là một trong số những nơi thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan và khám phá.
Đấu trường Colosseum (Rome, Italy)
Đây là biểu tượng của La Mã cổ đại và là một trong những công trình kiến trúc La Mã đẹp nhất còn sót lại. Đấu trường Colosseum được dựng vào khoảng năm 70-80 sau Công nguyên, kết cấu vững chắc giúp công trình duy trì được hơn 500 năm. Ngoài đấu trường, đây còn dùng làm nơi biểu diễn, sau thời Trung cổ được sử dụng làm nhà ở, cửa hàng, nhà thờ, pháp trường…
Colosseum - công trình kiến trúc vĩ đại của La Mã cổ đại
Đấu trường sử dụng đến 100.000 khối đá Travertine liên kết bằng 300 tấn vòng kẹp sắt. Vòng cột trụ xen kẽ cửa vòm và có sức chứa được đến 80.000 người. Quy mô và cấu tạo hùng vĩ đã đem lại hiệu quả cao trong việc tạo nên quang cảnh ấn tượng, biến Colosseum thành công trình kiến trúc vĩ đại nhất của La Mã cổ đại.
Đền Pantheon (Rome, Italy)
Một trong những công trình vĩ đại nhất của đế chế La Mã cổ đại là Đền Pantheon (Rome, Italy). Xây dựng vào khoảng 118-126 sau Công nguyên, Đền Pantheon là biểu tượng cho tư duy kiến trúc đỉnh cao và sự phồn thịnh của thời La Mã. Phía trước đền là hàng hiên với cột trụ bằng đá hoa cương xám, đỉnh cột kiểu Corinth, trụ cột bằng đá cẩm thạch trắng.
Phần mái của đền thờ thiết kế hình bán cầu với đường kính rộng lớn
Điểm độc đáo của công trình nằm ở mái vòm hình bán cầu đường kính 43,44m. Để giảm trọng lượng mái vòm, bê tông đã được trộn với đá nham thạch. Trên đỉnh mái vòm có một vòng tròn đường kính 8,92m để giảm trọng lượng, mặt khác đây là chỗ duy nhất đưa ánh sáng vào đền nhằm tạo luồng sáng huyền bí được ví như “đồng hồ mặt trời khổng lồ thành Rome”.
Những công trình đó đã trở thành “chứng nhân lịch sử” không chỉ cho một nền văn minh phương Tây, mà còn cho tư duy xây dựng và kiến trúc lỗi lạc của con người hàng nghìn năm trước.
Kiến trúc Byzantine
Kiến trúc Byzantine là một phong cách kiến trúc xuất phát từ Constantinopolis, thủ đô của đế quốc Đông La Mã (hay còn gọi là đế quốc Byzantine; 330-1453), tiêu biểu của kiến trúc này là các mái vòm hình tròn và có khoảng vượt lớn.
Lịch sử hình thành
Thế kỷ 4 TCN - Sự sụp đổ của Đế chế Byzantine (1453) ở vùng Constantinopolis, thủ đô của đế quốc Byzantine. Nền kiến trúc này chịu nhiều ảnh hưởng của kiến trúc La Mã cổ đại và đã trải qua một khoảng thời gian phát triển rực rỡ. Sau đó dần được kết hợp trong phong cách kiến trúc Gothic và được hồi sinh trở lại vào thời kỳ Phục Hưng.
Đặc điểm nổi bật của kiến trúc Byzantine là các mái vòm
Đặc điểm
Kiến trúc Byzantine sớm được xây dựng như một sự tiếp nối của kiến trúc La Mã cổ đại. Đây là sự chuyển dịch về phong cách, tiến bộ công nghệ, cùng với thay đổi chính trị và lãnh thổ có nghĩa là một phong cách khác biệt dần dần xuất hiện và thấm nhuần ảnh hưởng nhất định từ vùng Cận Đông và kế hoạch sử dụng cách bố trí Hy Lạp trong kiến trúc nhà thờ. Bắt nguồn từ kinh đô Constantinople, kiến trúc Byzantine mang đặc trưng riêng bởi nó ảnh hưởng từ cả phương Đông và phương Tây. Có thể kể đến những đặc điểm như:
- Sử dụng mái vòm và cột La Mã.
- Trần nhà có mái che và cấu trúc nhà thờ.
- Tập trung vào trang trí nội thất, Ghép gạch trang trí và các chi tiết được dát vàng là hai đặc điểm rất phổ biến.
- Những đường nét thiết kế thường kết hợp với phong cách nghệ thuật Mozaich. Sử dụng các biểu tượng hình học như: Basilica, chữ thập, tập trung, đa giác,… để trang trí .
- Bàn thờ luôn được đặt ở phía Đông và lối vào từ phía Tây.
- Tường gạch hoặc gạch dày xen kẽ với đá hoa cương, mái nhà chủ yếu được lợp ngói hoặc lót bằng những tấm chì.
- Phía bên trong được trang trí vô cùng hào nhoáng và hoa lệ, sử dụng hai màu lam, vàng là chủ yếu. Còn phía ngoài hầu như không có trang trí thêm bất cứ chi tiết gì, chỉ để gạch đá tự toát lên vẻ uy nghi của nó.
- Các tòa được tăng độ phức tạp hình học, gạch và thạch cao đã được sử dụng ngoài việc đá trong trang trí của các cấu trúc quan trọng công cộng, các trật tự cổ điển đã được sử dụng tự do hơn, ghép thay thế trang trí chạm khắc, mái vòm phức tạp dựa trên cầu tàu lớn, và cửa sổ ánh sáng lọc qua tấm mỏng thạch cao tuyết hoa nhẹ nhàng để chiếu sáng nội thất.
Những công trình kiến trúc Byzatine nổi tiếng
Có thể kể đến những công trình kiến trúc Byzantine nổi tiếng như: Hagia Sophia, Nhà thờ St. Mark ở Venice, Thánh đường Palatina, Vương cung thánh đường Thánh Máccô, Nhà thờ S. Vitale ở Ý,...
Hagia Sophia
Hagia Sophia là một Vương cung thánh đường Chính thống giáo Đông phương, sau được sử dụng làm thánh đường Hồi giáo, và nay là một viện bảo tàng ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhà thờ St. Mark ở Venice
Kiến trúc Byzantine là nền móng của nhiều phong cách kiến trúc ngày nay
Đây là công trình kiến trúc tiêu biểu thứ 2 của đế quốc Byzantine cũng do nhà vua Justinian chỉ đạo xây dựng. Nhà thờ này được xây với kết cấu như hai hình bát giác đồng tâm. Phần vòm chính được tạo bởi sự kết hợp của những bình gốm xếp sát vào nhau tạo nên điểm độc đáo cho thiết kế.
Nhà thờ S. Marco ở Ý
Đây được coi là cầu nối giữa hai nền văn hóa phương Tây và Đông. Nhà thờ S.Marco được xây dựng vào những năm 1063 -1071 với mục đích gắn bó hơn tình cảm giữa đế quốc Byzantine và Ý. Mặt bằng của nhà thờ được thiết kế hình chữ thập, cùng hệ thống mái hình bán cầu giàu sức sống cũng là biểu tượng độc đáo của nhà thờ. Bên trong nhà thờ được trang trí rất tinh tế với các mảnh thủy tinh nhỏ. Phần không gian của nhà thờ được chia thành nhiều khu vực với nhiều kiểu trang trí khác nhau hết sức độc đáo, mới lạ.
Kiến trúc Romanesque
Kiến trúc Romanesque là một phong cách kiến trúc của châu Âu Trung Đại, đặc trưng của kiến trúc này là các vòm nửa hình tròn. Romanesque là sự kết hợp và phát triển của các phong cách kiến trúc La Mã cổ đại, Byzantine cùng với các truyền thống địa phương. Ở Anh, nó được gọi là kiến trúc Norman. Thế kỉ XII chứng kiến Romanesque phát triển thành kiến trúc Gothic với các vòm nhọn.
Lịch sử hình thành
Nền kiến trúc Trung và Tây Âu xuất hiện từ thế kỷ 11 và thế kỷ 12 có tên gọi là kiến trúc Romanesque, hay phong cách Roman. Kiến trúc Romanesque trải dài trên diện rộng, phát triển chủ yếu ở các nước Tây Âu và Trung Âu, gồm Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha...
Đặc điểm
Vào giai đoạn Romanesque tiền kỳ, mái nhà được làm bằng gỗ rất dễ cháy nên thời kỳ này không để lại nhiều vết tích, sau này dần cải thiện thêm một số bước mới, để nhận biết được kiến trúc Romanesque ta có thể căn cứ những đặc điểm sau:
- Loại hình kiến trúc không đa dạng, phần lớn là kiến trúc tôn giáo như nhà thờ, tu viện, các nhà ở và công trình kiến trúc có tính phòng thủ của giai cấp phong kiến.
- Quy mô kiến trúc lớn và cầu kỳ, phần nhiều công trình có mặt ngoài thô ráp, ít chi tiết trang trí, kiến trúc nặng nề, sử dụng cửa đi và cửa sổ với các khe hở hẹp, thường xếp thành các hàng lặp lại
- Về kết cấu, sử dụng nhiều cuốn cửa trụ, vòm nôi và vòm bán cầu, các loại mái vòm được làm bằng đá và kĩ thuật còn hạn chế nên mặt bằng kiến trúc các bộ phận thường chỉ là vuông, tròn hoặc hình chữ thập La tinh.
- Phía Tây nhà thờ Romanesque thường nổi bật lên hai hay nhiều tháp cao, những tháp này có hình trụ tròn hoặc có dáng hình học, trong khi đó ở phía Đông thân nhà thờ được cắt bằng một cánh ngang.
- Bàn thờ được đặt ở phía Đông của nhà thờ để hướng về phía Jerusalem và tầng hầm mộ đặt dưới thành phần này của kiến trúc.
Các công trình kiến trúc Romanesque nổi tiếng
Đã có rất nhiều công trình kiến trúc Romanesque nổi tiếng như lâu đài kiểu pháo đài Coucy de Chateau ở Pháp, Tòa thành Krak des Chevalier ở Syria, thành quách thời trung cổ là Chateau – Gaillard, Nhà thờ ở Worms (Nhà thờ St Peter), …
Pháo đài Coucy de Chateau ở Pháp
Krak des Chevalier
Tòa thành Krak des Chevalier ở Syria (giữa thế kỷ 12 đến giữa thế kỷ 13) có vị trí án ngữ trên đồi cao, có tháp canh nhiều tầng, với các lỗ châu mai cũng như cửa cuốn vòm, hình thức kiến trúc khô khan và nặng nề.
Chateau – Gaillard
Một ví dụ nữa về loại hình thành quách thời trung cổ là Chateau – Gaillard xây dựng vào cuối thế kỷ 12 có hình khối kiến trúc hoành tráng rất ăn nhập với khối núi đá mà nó đặt trên đó.
Nhà thờ ở Worms
Nhà thờ ở Worms (Nhà thờ St Peter) là nhà thờ điển hình kiểu Romanesque vùng sông Rhein, xây dựng vào thế kỷ 12 (1110-1181), có mặt bằng đối xứng hoàn toàn qua trục dọc, có nơi tụng niệm ở hai đầu Tây – Đông nhà thờ và rất nhiều tháp nhọn.
Ở hai đầu nhà thờ có hai tháp nhọn hình côn đối xứng nhau, trong các tháp có cầu thang xoắn ốc, là đặc trưng kiến trúc nhà thờ Romanesque Đức. Một tòa tháp kiểu đầu bút chì, có tám cạnh được bố trí ở điểm nút của cánh ngang gặp trung sảnh, chiếm vị trí trung tâm, được "hô ứng" bởi một tháp kiểu tương tự nhưng nhỏ hơn ở phía Tây. Vì nơi tụng niệm (hậu cung) đặt ở hai đầu Tây và Đông cho nên những lối vào nhà thờ được bố trí từ Nam ra Bắc.
Kiến trúc Gothic
Kiến trúc Gothic (hay francigenum opus) là phong cách kiến trúc bắt đầu phát triển từ nửa sau thời Trung cổ ở Tây Âu, được thể hiện rõ rệt nhất trong những thiết kế nhà thờ, thánh đường và các công trình dân dụng.
Lịch sử hình thành
Kiến trúc Gothic xuất hiện ở vùng Île-de-France và Haute Picardie vào thế kỷ XII. Nó nhanh chóng trở nên phổ biến ở phía Bắc sông Loire, tiếp đến là phía nam sông Loire và châu Âu cho tới giữa thế kỷ XVI; thậm chí là cho tới thế kỷ XVII ở một số ít các quốc gia khác. Kỹ thuật và quan niệm thẩm mỹ của kiến trúc Gothic đã được vĩnh cửu hóa trong kiến trúc Pháp thế kỷ XVI ở một số chi tiết và mẫu tái hiện công trình. Sau đó, khi một trào lưu đổi mới, làn sóng chủ nghĩa lịch sử xuất hiện vào thế kỷ XIX cho tới đầu thế kỷ XX, phong cách này phát triển thành "tân Gothic" (néo-gothique).
Đặc điểm
Tiếp nối phong cách Romanesque vào thế kỷ 12 TCN, phong cách Gothic cũng có nhiều nét tương đồng bao gồm tường đá, cửa sổ hình vòm. Tuy nhiên, phong cách Gothic có phần phức tạp với các tòa nhà có cấu trúc không đều, thể hiện qua những đặc điểm:
- Vòm nhọn
- Trần vòm có gân
- Mông bay
- Kính màu (Cửa sổ hoa hồng)
- ……
Các công trình kiến trúc Gothic nổi tiếng
Đã có rất nhiều công trình đặc sắc được ra đời từ phong cách kiến trúc Gothic và cho đến nay vẫn là một địa điểm nổi tiếng được săn đón như Nhà thờ Đức Bà Paris, Nhà thờ Reims, Nhà thờ Salisbury,...
Nhà thờ Đức Bà Paris
Nhà thờ Đức Bà Paris (tiếng Pháp: Cathédrale Notre-Dame de Paris) được xây dựng trên đảo Île de la Cité (nằm giữa dòng sông Seine) của thành phố Paris, Pháp.
Đây là một nhà thờ Công giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Gothic, nhà thờ được thiết kế mái cong kiểu vòm có sườn và trụ bay cùng với cửa sổ bông gió và kính màu ghép khổng lồ đầy màu sắc kết hợp chủ nghĩa tự nhiên làm cho nó trở nên khác biệt hoàn toàn với các phong cách kiến trúc khác.
Tháp đồng hồ Big Ben (Anh)
Big Ben hay còn gọi là Tháp đồng hồ của cung điện Westminster và tên mới là Tháp Elizabeth, là một cấu trúc tháp đồng hồ ở mặt Đông-Bắc của Nhà quốc hội tại Westminster nằm tại thủ đô Luân Đôn, nước Anh. Big Ben là tên được đặt cho chiếc chuông khổng lồ bên trong tháp đồng hồ chứ không phải là cả tháp, nặng hơn 13 tấn (13,760 kg), trong năm cái chuông điểm mỗi 15 phút một lần đặt bên trong tháp.
Tháp đồng hồ Big Ben (Anh) khi tiếp cận gần
Tòa tháp là một biểu tượng văn hóa nước Anh được công nhận trên toàn thế giới. Đây được coi biểu tượng đặc trưng của Vương quốc Anh và dân chủ nghị viện. Tháp đồng hồ là một phần của tòa nhà được xếp hạng I từ năm 1970 và là Di sản Thế giới của UNESCO từ năm 1987.
Nhà thờ chính tòa Đức Bà Amiens (Pháp)
Nhà thờ Đức Bà Amiens là nhà thờ lớn nhất ở nước Pháp và là một trong những nhà thờ lớn nhất thế giới. Đây được coi là công trình kiến trúc Gothic đẹp nhất của Pháp. Năm 1981, nhà thờ đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới.
Kiến trúc Châu âu thời kì Phục Hưng
Kiến trúc thời kỳ Phục Hưng mang đậm nét tôn giáo, đặc biệt là đạo Thiên Chúa thể hiện một sự hồi sinh và phát triển của một số yếu tố của tư tưởng Hy Lạp và La Mã cổ đại và văn hóa vật chất có ý thức.
Lịch sử hình thành
Thế kỷ 14 CN - Thế kỷ 16 CN
Cũng giống như các nghệ sĩ thời Phục Hưng chuyển sang lịch sử Hy Lạp và La Mã cổ điển để lấy cảm hứng vẽ, các kiến trúc sư của thời đại Phục Hưng đã mang lại sự cổ kính trong các dự án xây dựng của họ. Các tỷ lệ phức tạp của tòa nhà phong cách Gothic đã được loại bỏ để tạo ra các đường nét đơn giản hơn nhưng vẫn giữ được sự tinh tế.
Đặc điểm
- Điển hình bởi cột, mái vòm, đường hầm hình tròn, đường hầm của La Mã và Hy Lạp cổ đại.
- Các yếu tố thiết kế cơ bản về trật tự và tỷ lệ.
- Nhấn mạnh vào tính đối xứng, tỷ lệ hình học và sự hài hòa của các cấu trúc.
- Cửa sổ theo cặp, đối xứng.
Các công trình nổi tiếng
Những công trình kiến trúc Châu Âu thời kỳ phục hưng rất nổi tiếng như : Palazzo Farnese, Dome of St. Peter's Basilica….
Palazzo Farnese
Thánh đường Santa Maria del Fiore
Thánh đường Santa Maria del Fiore được xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ 13, tại Ý . Các hình ảnh, họa tiết cũng như thiết kế trong công trình này đều mang đậm nét phục hưng thời kỳ đầu phát triển.
Nhà thờ St.Peter (Basilica di San Pietro)
Chính thức khai trương vào tháng 11/1626 đã trở thành một trong những địa điểm linh thiêng nhất của đạo Công giáo và một trong những điểm hấp dẫn khách du lịch hàng đầu thế giới trong 400 năm qua. Nhà thờ có vẻ ngoài tuyệt đẹp là nhờ sự hợp tác của hai thế hệ giữa Bramante, Raphael và Michelangelo. Mái vòm sừng sững của nhà thờ St.Peter là biểu tượng cao ngất của nhà nước Vatican nhỏ bé và một tuyên bố nghệ thuật xuất chúng của thời Hậu phục hưng và Baroque.
Hệ thống mái vòm và trang trí
Kiến trúc Tudor
Phong cách kiến trúc Tudor là sự pha trộn giữa phong cách Phục Hưng và Gothic từ những năm 1500. Kết cấu đặc trưng của Tudor là tường viền khung gỗ, bên trong xây gạch cùng với nhiều cửa sổ hình chữ nhật, ở tầng trên có các cửa sổ lồi ra; thiết kế mái với nhiều đầu hồi và nhiều ống khói.
Lịch sử hình thành
Khoảng thời gian: 1500-1560 CE
Đây là phong cách kiến trúc cuối cùng từ thời Trung Cổ Châu Âu. Nó đặc biệt gắn liền với nước Anh, vì phong cách hoàng tộc trong triều đại Tudor và lâu đài của thời kỳ này có thể được nhận ra ngay lập tức.
Đặc điểm
Dành cho người giàu có bởi nó mang những đặc điểm riêng biệt:
- Một đến hai tầng, tầng 2 thường nhô ra
- Hình thức không đối xứng
- Tường xây gạch mộc có viền bằng khung gỗ.
- Có nhiều cửa sổ nhỏ.
- Có nhiều mái vát lợp đá xanh.
- Ống khói bằng gạch cao và khá cầu kỳ.
- Thiết kế mái dốc đứng với nhiều đầu hồi.
- Nền xây bằng gạch và đá, cửa sổ kính lớn, ống khói bằng gạch cao, chi tiết mạ vàng, ô cửa cầu kỳ.
- Đối với dân gian thông thường - Mái dốc dốc lợp tranh đá phiến, dầm gỗ, ô cửa sổ hình thoi.
- Đa dạng cấu trúc.
Các công trình kiến trúc Tudor nổi tiếng
Ví dụ các công trình nổi tiếng như: Cung điện Hampton Court (nhà của Henry VIII!), Nhà của Anne Hathaway ở Stratford-Upon-Avon…
Cung điện Hampton Court
Cung điện Hampton Court là cung điện hoàng gia ở thành phố Richmond tại Luân Đôn, gần sông Thames, thuộc Luân Đôn mở rộng. Gia đình hoàng gia Anh đã không còn sinh sống tại cung điện này từ thế kỷ 18.
Ngôi nhà của Anne Hathaway ở Stratford-Upon-Avon
Anne Hathaway nằm ở vùng đồng quê bên ngoài thành phố là ngôi nhà của gia đình bên vợ của Shakespeare, cách trung tâm thành phố 1,5km. Điểm đặc biệt của kiến trúc là kiểu mái nhà bằng rơm trộn đất được phục chế cùng phong cách giản dị, thơ mộng, xung quanh nhà là cả một khu vườn rộng trồng hoa và cây ăn quả như táo, lê. Đây còn là nơi lưu giữ lại chiếc ghế mà William Shakespeare thường ngồi để tán tỉnh cô nàng Anne Hathaway khi họ chưa lấy nhau.
Kiến trúc Baroque
Baroque được biết đến là phong cách kiến trúc hoàng gia với những thiết kế tinh tế, sang trọng, độc đáo.
Lịch sử hình thành
Thời gian: cuối thế kỷ 16 CN - cuối thế kỷ 18 CN
Đặc điểm
Để nhận biết kiến trúc Baroque là điều không khó bởi Baroque là lối kiến trúc hoàng gia, hào nhoáng và mang những nét đặc trưng riêng như:
- Không gian trung tâm rộng mở
- Hiệu ứng nội thất dát vàng
- Trang trí họa tiết cầu kỳ, tỉ mỉ
- Hình thức với nhiều đường nét uốn cong và cửa sổ hình bầu dục
- Độ tương phản ánh sáng hài hòa
- Hoạ tiết xoắn
Các công trình Baroque nổi tiếng
Phong cách Baroque vốn được ưa chuộng trong giới kiến trúc Châu Âu, bởi vậy đã có nhiều công trình để đời thiết kế theo phong cách này, ví dụ: Cung điện Versailles, Les Invalides, Plaza Mayor of Madrid, Đài phun nước Trevi,...
Les Invalides
Đài phun nước Trevi
Nhà thờ San Carlo alle Quattro Fontane ở thành Rome, nước Ý
Được xây dựng bởi một trong những kiến trúc sư hàng đầu thế giới – Francesco Borromini (1599 – 1667), nhà thờ San Carlo alle Quattro Fontane là công trình tiêu biểu nhất cho kiến trúc Baroque cổ. Giáo hội Công giáo La Mã đã cho xây nhà thờ này từ giữa năm 1638, với tên ban đầu là Saint Charles và hoàn thành vào năm 1670.
Quảng trường thánh Phêrô
Quảng trường thánh Phêrô nổi danh với dãy cột khổng lồ kéo dài, trên mỗi cột là một bức tượng thánh. Kiến trúc sư nổi tiếng Gian Lorenzo Bernini (1598 – 1680) chính là người đã xây dựng công trình này với ý tưởng là cánh tay giáo hoàng rộng mở, ôm lấy đất trời. Bernini cũng cho xây bổ sung một đài phun nước ở bên trái quảng trường, nhằm tạo sự đối xứng với đài phun nước cũ (bên phải, được xây dựng bởi kiến trúc sư Carlo Maderno).
Điện Invalides, Pháp
Là một trong những kiệt tác của kiến trúc Baroque, điện Invalides được xây dựng như một trung tâm hưu trí và bệnh viện cho các cựu chiến binh trong những năm từ 1671 – 1678. Hiện nay, công trình này được biết đến như một bảo tàng quân đội của Pháp với các mô hình quân sự, các di tích thời đại. Đây cũng chính là nơi an nghỉ cuối cùng của nhiều anh hùng dân tộc Pháp, tiêu biểu như Napoleon Bonaparte.
Kiến trúc Tân cổ điển
Kiến trúc Tân cổ điển ra đời vào giữa thế kỷ 18, là phong cách kiến trúc do trào lưu tân cổ điển sáng tạo ra, đây là sự kết hợp giữa kiến trúc cổ đại Hy Lạp, các nguyên tắc kiến trúc của Vitruvius và phong cách của kiến trúc sư người Ý Andrea Palladio
Lịch sử hình thành
Giữa thế kỷ 18 CN - Đầu thế kỷ 20, là sự phát triển của một số đặc điểm cổ điển của truyền thống kiến trúc Baroque muộn. Kiến trúc tân cổ điển vẫn là một phong cách thiết kế được ưa chuộng cho đến ngày nay.
Đặc điểm
Nếu Baroque thể hiện sự tráng lệ, hào nhoáng thì Tân cổ điển thể hiện sự hùng vĩ ở quy mô cổ đại. Các tòa nhà đối xứng mặt phẳng với các cột và vòm kiểu La Mã tiêu biểu cho phong cách này, với những đặc trưng rõ nét, Tân cổ điển tạo ra sự khác lạ độc đáo:
- Những bức tường đá trống lớn
- Xu hướng nhấn mạnh vào phẩm chất phẳng chứ không phải khối lượng sản phẩm điêu khắc
- Các khối nhô hay lùi các hiệu ứng của chúng ánh sáng và bóng tối bằng phẳng hơn, điêu khắc phù điêu cũng phẳng hơn và có xu hướng làm chìm trong những trụ gạch, dạng viên hoặc các tấm. Các chi tiết riêng lẻ được làm riêng biệt rồi kết nối với nhau hơn là những khối đan xen, tự đầy đủ.
- Cột đứng tự do
- Đề cao tính đối xứng trong từng thiết kế
- Điêu khắc làm phẳng và chìm trong các khối gạch
- Các chi tiết riêng lẻ được làm riêng biệt rồi kết nối lại bằng khối đan xen
Các công trình kiến trúc Tân cổ điển nổi tiếng
Từ khi xuất hiện phong cách kiến trúc mới, Tân cổ điển trở thành phong cách được ưa chuộng nhất nhì, Ví dụ những công trình nổi tiếng như: Khải Hoàn Môn, Bảo tàng Altes, Đài tưởng niệm Lincoln….
Khải Hoàn Môn
Khải Hoàn Môn là công trình ở Paris, một trong những biểu tượng lịch sử nổi tiếng của nước Pháp. Nằm giữa quảng trường Étoile (Charles-de-Gaulle), vị trí của Khải Hoàn Môn là điểm cuối của đại lộ Champs-Elysées, khu vực tập trung khách du lịch của thành phố. Vốn là công trình do Napoléon xây dựng vào năm 1806 để vinh danh quân đội Đệ Nhất Đế chế Pháp, nhưng Khải Hoàn Môn được hoàn thành vào năm 1836, dưới Nền quân chủ Tháng bảy.
Bảo tàng Altes
Bảo tàng Altes là một tòa nhà được xây dựng từ năm 1825 đến năm 1830 theo lệnh của Vua Frederick William III của Phổ theo kế hoạch của Karl Friedrich Schinkel, nó được coi là một công trình lớn của kiến trúc Tân cổ điển Đức.
Nhà tưởng niệm Lincoln
Nhà tưởng niệm Lincoln là một di tích quốc gia của Mỹ được xây dựng để tôn vinh Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ, Abraham Lincoln. Nó nằm ở đầu phía tây của National Mall ở Washington, D.C., đối diện với Đài tưởng niệm Washington. Kiến trúc sư là Henry Bacon; người thiết kế bức tượng chính - Abraham Lincoln, 1920 - là Daniel Chester French; bức tượng Lincoln được anh em Piccirilli tạc; và họa sĩ vẽ tranh tường bên trong là Jules Guerin. Dành riêng vào năm 1922, đây là một trong một số di tích được xây dựng để tôn vinh một tổng thống Mỹ. Nó luôn luôn là một điểm thu hút khách du lịch lớn và kể từ những năm 1930 đã là một trung tâm biểu tượng tập trung vào mối quan hệ chủng tộc.
Châu Âu là cái nôi của nền kiến trúc, nơi sản sinh ra những loại hình kiến trúc phong phú, đa dạng và đặc sắc. Hy vọng sau bài viết này bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về phong cách kiến trúc Châu Âu.
Với hành trình hơn 10 năm thành lập và phát triển, Kiến trúc Akisa tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế, thi công kiến trúc & nội thất trọn gói. Đồng hành cùng quý khách hàng là đội ngũ chuyên gia, KTS "Nhân - Đức - Trí - Tín" và luôn mang trong mình SỨ MỆNH đem đến cho khách hàng những công trình "Đẳng Cấp - Chất Lượng" để góp phần giúp cuộc sống của khách hàng không chỉ SỐNG mà còn là TẬN HƯỞNG.
Với hành trình hơn 10 năm thành lập và phát triển, Kiến trúc Akisa tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế, thi công kiến trúc & nội thất trọn gói. Đồng hành cùng quý khách hàng là đội ngũ chuyên gia, KTS "Nhân - Đức - Trí - Tín" và luôn mang trong mình SỨ MỆNH đem đến cho khách hàng những công trình "Đẳng Cấp - Chất Lượng" để góp phần giúp cuộc sống của khách hàng không chỉ SỐNG mà còn là TẬN HƯỞNG. Hãy tận hưởng các ưu đãi để sở hữu ngay một không gian sống và làm việc tiện nghi, hiện đại và đẳng cấp!
🎁 Giảm tới 50% phí thiết kế khi thi công trọn gói
🎁 Miễn phí khảo sát hiện trạng đất/nhà (trực tiếp tận nơi công trình)
🎁 Miễn phí thiết kế cổng và tường rào
🎁 Miễn phí 3D sân vườn tiểu cảnh (<=500m2)
🎁 Hỗ trợ toàn bộ hồ sơ giấy phép xây dựng
🎁 Miễn phí giám sát tại công trình
🎁 Miễn phí tư vấn phong thuỷ
🎁 Tặng video reivew nhà
🎁 Tặng quà tân gia khi thiết kế thi công trọn gói
& NHẬN BÁO GIÁ